Dubai vừa là một thành phố, đồng thời là một trong bảy tiểu vương quốc của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nằm ở phía Nam của vịnh Ba Tư thuộc bán đảo Ả Rập.
Thành phố này có diện tích 4.114 km2 và dân số chỉ khoảng 2 triệu người, được biết về Dubai với cuộc sống xa hoa, siêu xe hay những toà nhà đắt đỏ. Về mức độ giàu có, Dubai đứng thứ nhất trong khu vực, thứ 23 trong xếp hạng thành phố giàu có nhất thế giới, theo số liệu công bố tháng 9/2022 của công ty Henley & Partners, Anh.
Báo cáo cho thấy Dubai là nơi cứ trú hiện tại của 13 tỷ phú USD, 67.900 triệu phú, trong đó 202 người nằm trong danh mục chủ sở hữu tài sản cá nhân ròng ước tính từ 100 triệu USD trở lên. Các khu vực giàu có của Dubai bao gồm Emirates Hills, Jumeirah Golf Estates và Palm Jumeirah.
Sự giàu có của Dubai đến từ đâu?
Hầu hết mọi người nghĩ rằng Dubai trở nên giàu có nhờ là một phần của vùng Vịnh, giếng dầu của thế giới, nhưng những số liệu thực tế đã gây kinh ngạc với nhiều người. GDP của Dubai không dựa vào dầu mỏ, chỉ chiếm 7% trên tổng doanh thu của Dubai.
Dầu được phát hiện ở Dubai chỉ hơn 50 năm trước. Nền kinh tế của Dubai đã phát triển và đa dạng hóa ngành nghề, phần lớn doanh thu khoảng 100 tỷ USD của nhà nước đến từ nhiều nguồn, tập trung vào các lĩnh vực thịnh vượng như bất động sản, hàng không và cảng.
Hành trình thịnh vượng của Dubai
Dubai nằm ngay trong sa mạc Ả Rập với địa hình sa mạc cát, với khí hậu rất khô cằn nóng bức và khắc nghiệt. Mùa hè ở Dubai cực kì nóng, gió nhiều và khô, nhiệt độ trung bình vào ngày khoảng 40°C và ban đêm khoảng 30°C. Hầu hết các ngày có nắng quanh năm. Mùa đông nơi đây lạnh và ngắn với nhiệt độ ban ngày trung bình 24°C và ban đêm khoảng 14°C.
Từ những năm 1770 cho đến cuối những năm 1930, ngành công nghiệp ngọc trai là nguồn thu nhập chính ở các Quốc gia đình chiến, tạo nên Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ngày nay. Đối với cư dân của những làng chài ở Vịnh Ba Tư, lặn tìm ngọc trai là bước khởi đầu khiêm tốn trong thương mại của họ, nhưng nó đã tạo tiền đề cho một thứ gì đó lớn hơn nhiều sau này.
Dubai và Abu Dhabi xung đột về biên giới của họ trong việc tìm kiếm dầu mỏ vào cuối những năm 1950, dẫn đến nhiều người rời Dubai đến những nơi khác ở vùng Vịnh khi thành phố gặp khó khăn và Abu Dhabi phát triển mạnh.
Năm 1958, Rashid bin Saeed Al Maktoum trở thành người cai trị Dubai khi cha của ông là ông Saul Saeed qua đời. Người trị vì Dubai, Sheikh Rashid bin Saeed Al Maktoum, bắt đầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hoàn thành sân bay đầu tiên vào năm 1960 nhờ khoản vay lên tới hàng chục tỷ USD.
Việc tránh xa dầu mỏ đã dẫn đến sự thúc đẩy du lịch. Lượng dầu nhỏ mà Dubai phát hiện vào năm 1966 đã được dùng để làm tiền đề xây dựng thành phố.
Dubai bắt đầu vận chuyển dầu vào năm 1969 trước khi giành được độc lập từ Vương quốc Anh vào năm 1971, khi nó trở thành một trong bảy tiểu vương quốc của UAE.
Là một phần của Emirates, nhưng với sự độc lập tương đối đối với nền kinh tế của mình, Dubai tiếp tục đa dạng hóa nguồn doanh thu của mình trong suốt những năm 1980 để cạnh tranh với lợi nhuận ngày càng tăng của Abu Dhabi từ ngành dầu mỏ.
Vào đầu thập niên 1970, thành phố này là vùng sa mạc khắc nghiệt, không có khách sạn, công trường xây dựng hay các tòa nhà cao tầng. Lúc này, người dân sống trong những túp lều được lợp từ lá cọ và công việc kiếm sống của họ là chăn nuôi cừu.
Đầu những năm 1980, lãnh đạo Dubai hiểu rằng thành phố sẽ không thể tồn tại lâu trong cuộc đua cạnh tranh nếu chỉ dựa vào tài nguyên dầu mỏ. Do đó, nền tảng đã được đặt ra, các khoản đầu tư vào bất động sản hiện là xương sống chính của nền kinh tế Ả Rập.
Thành phố thành lập khu vực tự do đầu tiên vào năm 1985, mang tên Jafza - Khu vực tự do Jebel Ali, với diện tích 52 km2 (20 dặm vuông Anh) là khu vực lớn nhất thế giới.
Thời điểm 2000, phần lớn các hoạt động phát triển bất động sản bắt đầu diễn ra ở khu vực vùng ven. Điều này đã tạo ra một động lực mới cho nền kinh tế và thực sự dẫn đến sự bùng nổ.
Cũng trong năm 2000, thế giới chứng kiến sự ra đời của Thành phố Internet Dubai. Điều này đã thu hút các khách hàng toàn cầu, từ tất cả các đấu trường và giúp các doanh nghiệp của Dubai tận dụng cơ hội. Sự hình thành Trung tâm InfoTech hoàn toàn miễn thuế đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư.
Sự bùng nổ năm 2003 khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến các tiểu vương quốc và sau đó lên kế hoạch đầu tư vào đó. Các định tài sản lúc đó là chủ sở hữu tài sản chỉ có thể sở hữu tài sản tương ứng của họ trong thời hạn chín mươi chín năm và do đó không có gì gọi là quy tắc sở hữu toàn quyền.
Chính trong thời gian trên, các tòa nhà lớn như Burj Khalifa do Emaar xây dựng, Dubai Marina, Làng Jumeirah và Burj Al-Arab, khách sạn đắt nhất thế giới và các dự án tương tự khác đã được tiến hành.
Burj Khalifa với chi phí xây dựng 1,5 tỷ USD cho đến nay là tòa nhà cao nhất hành tinh và điều này làm tăng đáng kể doanh thu cho thành phố về du lịch.
Sau đó, các đảo cọ với chi phí xây dựng 12,3 tỷ USD cũng nâng nhu cầu đến với thành phố lên một tầm cao mới.
Năm 2021, Kohyar ước tính có 20 tỷ phú đã mua bất động sản ở Dubai. Luxhabitat Sotheby's International Realty đã chứng kiến hoạt động kinh doanh tăng khoảng 300% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Cục đất đai Dubai, khối lượng giao dịch bất động sản ở Dubai năm 2021 đã tăng 136,5% trong tháng 8 so với cùng tháng năm ngoái. Doanh số bán biệt thự tăng 124% một phần nhờ việc bán một số biệt thự trị giá 100 triệu Dh (27 triệu USD) ở khu vực Dubai Hills Grove.
Trong thời kỳ dịch bệnh covid diễn ra, nhiều người ấn tượng với cách Dubai xử lý đại dịch. Vắc-xin đã được triển khai nhanh chóng cho ba triệu cư dân của Dubai, các xét nghiệm PCR rẻ và sẵn có, đồng thời đất nước này chỉ bị phong tỏa trong thời gian ngắn vào tháng 3 và tháng 4 năm 2020.
Trong nỗ lực đẩy lùi tình trạng chảy máu chất xám, chính phủ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bắt đầu cung cấp "thị thực vàng" cho những người có thành tích cao. Thị thực cư trú 10 năm được tạo ra vào năm 2019, sau đó, thị thực này đã được trao cho những sinh viên hàng đầu, doanh nhân thành đạt và diễn viên từng đoạt giải thưởng, thu hút giới giàu tập trung về Dubai. Nhưng có lẽ điều hấp dẫn nhất về UAE là không thu thuế thu nhập, tạo động lực cho các nơi đổ về đầu tư, sinh sống và làm việc.
Khu tự do Jebel Ali (Jafza) với vài nghìn công ty, chiếm 20% đầu tư nước ngoài tại Dubai, ước tính có 144.000 nhân viên, đang tạo ra 80 tỷ USD tiền phi dầu mỏ, chiếm 21 % Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thành phố.
Nói về thời điểm hiện tại, thành phố đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề kể từ năm 2008 khi tổng sản phẩm quốc nội ước đạt 82,11 tỷ USD. Trong tình hình khủng hoảng tín dụng, hầu hết thời gian thực các nhà đầu tư lớn đã mất rất nhiều tiền và bỏ dở các dự án dở dang của họ. Giá bất động sản bắt đầu giảm đáng kể và hàng ngàn người dân địa phương bắt đầu mất việc làm.
Tóm tắt các chính sách và hạng mục quan trọng Dubai đã áp dụng:
Nhấn mạnh vào giáo dục: Tất cả các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đều có thể tiếp cận được với lĩnh vực giáo dục của Dubai. Mọi người đều có thể tiếp cận nền giáo dục tốt.
Du lịch: Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng và tiến bộ kinh tế của các tiểu vương quốc. Ngoài ra, lĩnh vực này đã tạo ra các ngành công nghiệp khách sạn và bán lẻ.
Công nghệ và đổi mới: Thành phố không ngừng đi đầu trong phát triển kỹ thuật. Ví dụ, nó đứng đầu danh sách thu hút vốn FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào người máy và trí tuệ nhân tạo.
Dầu mỏ và hóa dầu: Cảng, bến tàu và các doanh nghiệp liên quan đã phát triển do xuất khẩu dầu mỏ và hóa dầu.
Các ngành tạo ra tiền là ngành hàng hải, vận tải, du lịch, nhôm, xi măng, bất động sản, chăm sóc sức khỏe, ... Một yếu tố khác góp phần vào câu chuyện thành công này là dòng chảy của các nhà đầu tư quốc tế.
Dubai giàu có nhờ nền kinh tế đa dạng được hỗ trợ bởi các lĩnh vực dầu mỏ, công nghệ, thương mại, vận tải, du lịch và tài chính. Ngoài ra, Dubai đã trở thành một quốc gia thịnh vượng vì những điều sau đây:
Không đánh thuế thu nhập: Dubai là thành phố kinh tế miễn thuế. Việc người dân không cần đóng thuế thu nhập đã thúc đẩy đáng kể sự phát triển kinh tế của thành phố. Điều này thu hút nhiều người giàu có và kích thích đầu tư.
Tự do nhập cư: Một yếu tố đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Dubai là nhập cư. Nhiều nhà đầu tư đã đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực hơn. Đặc biệt, chính sách “thị thực vàng” dành cho các nhân vật nổi bật.
Những điều kể trên đã trở thành một điểm thu hút lớn đối với các doanh nghiệp toàn cầu. Những doanh nghiệp ngày nay tận dụng lợi thế của 30 khu vực tự do của tiểu vương quốc này, được hưởng chính sách giảm thuế, lợi ích về thuế hải quan và không có hạn chế đối với chủ sở hữu nước ngoài.
Người đóng góp lớn cho sự phồn thịnh của Dubai ngày nay
Người đóng góp lớn cho sự phát triển của Dubai ngày nay là ông Sheikh Mohammed, Quốc vương Dubai. Chính Sheikh Mohammed là người đề xướng các chương trình và cơ chế phát triển Dubai với mục tiêu đạt được sự phát triển vượt trội, nâng cao chất lượng quản lý.
Quốc vương Dubai sinh năm 1949, từng có thời gian học tâp tại UAE và Scotland. Ông tốt nghiệp trường Mon Military Academy (hiện nay là trường The Royal Millitary Academy) tại Anh.
Ông trở thành Tổng tư lệnh lực lượng cảnh sát Dubai năm 1968 và Bộ trưởng Quốc phòng UAE năm 1971. Năm 1995, ông đảm nhận vị trí thái tử Dubai và 7 năm sau, Sheikh Mohammed trở thành Phó tổng thống, Thủ tướng UAE và Quốc vương Dubai.
Ông được biết là người thành lập Giải thưởng The Mohammed bin Rashid Al Maktoum dành cho các nhà quản lý Ả Rập và đề xuất các chương trình khuyến khích doanh nghiệp trẻ, tiềm năng lãnh đạo của phụ nữ. Bên cạnh đó, Sheikh Mohammed còn là nhà sáng lập của hàng loạt tập đoàn lớn ở Trung Đông, trong đó phải kể đến Emirates Airlines (Hãng hàng không Emirates), Dubai Holding, Dubai World Ports, Emaar và Naklieel.
“Tầm nhìn là con đường để phát triển thực sự, nó cũng là vấn đề của lòng can đảm và chinh phục những điều không thể. Đó là lòng tin vào khả năng đạt được mục tiêu, có mục tiêu rõ ràng và thực hiện chúng với sự quyết tâm, hiệu quả và tốc độ, không bao giờ dừng lại cho đến khi con cái chúng ta nhìn thấy quốc gia chúng ta cạnh tranh với các trung tâm kinh tế thành công nhất trên thế giới”, trích câu nói ấn tượng của Sheikh Mohammed.