Sotheby’s sẽ tổ chức triển lãm mang tên “Timeless Souls: beyond the Voyage – Hồn Xưa Bến Lạ” tại TP HCM trong tháng này.
Đây là lần đầu tiên, nhà đấu giá danh tiếng tổ chức triển lãm tại Việt Nam. Sự kiện này không những đánh dấu mốc với vai trò triển lãm đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức bởi một nhà đấu giá quốc tế, nó còn là một trong những triển lãm tranh Đông Dương với quy mô lớn nhất tại đây.
Diễn ra từ 11 đến 14 tháng 7 tại Park Hyatt Saigon, TP Hồ Chí Minh, triển lãm sẽ trưng bày hơn 50 tác phẩm của Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm, bộ tứ danh họa tốt nghiệp từ những khóa đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương (École des Beaux-Arts de l'Indochine - EBAI).
Được giám tuyển bới nhà nghiên cứu nghệ thuật độc lập Ace Lê, loạt tác phẩm này là một lát cắt minh họa cho giai đoạn sáng tác ở hải ngoại của bốn họa sỹ, thể hiện tâm thế luôn hướng về quê hương thông qua những tuyến chủ đề quen thuộc bắt nguồn từ mạch ký ức, hoài niệm của mỗi người – hoa cỏ và cảnh quan, gia đình và phong tục, văn hóa và kiến trúc, giá trị và tư tưởng – đan xen và hòa quyện với những góc tiếp cận mới mẻ thu nạp được từ quãng đời viễn xứ tại Pháp.
Nhà đấu giá Sotheby’s tự hào giương cao lá cờ tiên phong trong một dự án nhằm nâng cao nhận thức về Việt Nam như một nôi văn hoá nghệ thuật quan trọng.
Đáng chú ý, đây là dự án triển lãm phi thương mại tại Việt Nam, cũng là triển lãm đầu tiên của Sotheby’s hay bất kỳ nhà đấu giá quốc tế nào khác tại đây.
Được đồng giám tuyển bởi Sotheby’s và khách mời, nhà nghiên cứu nghệ thuật độc lập Ace Lê, triển lãm mang tên Timeless Souls: Beyond the Voyage – Hồn Xưa Bến Lạ chú trọng vào việc mở rộng thảo luận xung quanh danh mục “nghệ thuật Đông Dương” tại Việt Nam.
Sự kiện đáng chú ý trong giới nghệ thuật
Trong bối cảnh nghệ thuật Việt Nam đang nhận được sự quan tâm sôi nổi từ các kinh viện và cộng đồng sưu tập, Sotheby’s xin cam kết tiếp tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của thị trường khu vực Đông Nam Á. Sự kiện độc đáo này cũng tạo cơ hội cho chúng tôi được chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn của mình với tư cách là một nhà đấu giá quốc tế tới cộng đồng yêu nghệ thuật cũ và mới tại Việt Nam.
Timeless Souls: Beyond the Voyage – Hồn Xưa Bến Lạ sẽ giới thiệu các tác phẩm từ bộ tứ đời đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương: Lê Thị Lựu (1911 – 1988), Lê Phổ (1907 – 2001), Mai Trung Thứ (1906 – 1980), và Vũ Cao Đàm (1908 – 2000). Đây sẽ là một trong những triển lãm tứ kiệt Đông Dương lớn nhất tại Việt Nam về cả giá trị và số lượng, quy tụ hơn 50 tác phẩm trải dài theo sự nghiệp của mỗi hoạ sỹ.
Bộ tứ lừng danh này đã lần lượt di cư sang Pháp trong các thập kỷ 1930-1940, và thường xuyên lồng ghép tâm tư hoài cố hương của mình vào trong các tác phẩm được sáng tác nơi hải ngoại. Họ mượn những gì còn đau đáu trong ký ức để thể hiện các lát cắt khác nhau về đời sống và văn hóa Việt trong tranh, thông qua các chủ đề quen thuộc. Dù vẽ hoa cỏ hay cảnh quan, gia đình hay phong tục, văn hóa hay kiến trúc, bộ tứ Phổ-Thứ-Lựu-Đàm đã tạo dựng được những biểu quan thị giác bắt nguồn từ cội rễ Việt, thu hút đông đảo khán giả quốc tế.
Chữ “Hồn” trong tiếng Việt vừa để chỉ phần sâu thẳm nhất của mỗi người, một tiếng nói chung của một dân tộc và nền văn hiến của họ, và cả cốt cách của một tác phẩm nghệ thuật. Tựa đề cho triển lãm theo đó hy vọng biểu trưng được những giá trị vĩnh cửu gửi gắm bản sắc Việt trong suốt quãng đời viễn xứ của bốn danh họa. Kết tinh trong thực hành của họ là một hòa âm giữa truyền thống và văn hiến phương Đông với những kỹ thuật mỹ học mới mẻ trong phong trào hậu ấn tượng phương Tây.
Thị trường nghệ thuật Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là trong vài năm trở lại đây. Kỷ lục nghệ sĩ mới của Lê Phổ do Sotheby's Hong Kong thiết lập tại Chương trình bán hàng buổi tối hiện đại mùa xuân 2022 nhấn mạnh sự phát triển đi lên của nghệ thuật Việt Nam trên sân khấu toàn cầu. Với những đỉnh cao mới đạt được trong cuộc đấu giá cho các tác phẩm được yêu thích trên lụa, canvas và sơn mài, nhu cầu vô độ về nghệ thuật trong thể loại này đã được thúc đẩy bởi sự quan tâm ngày càng tăng không chỉ ở châu Á mà còn trên toàn thế giới.
Vì sao nhà đấu giá Sotheby's chọn thị Việt Nam?
Felix Kwok, Trưởng phòng Nghệ thuật Hiện đại, Châu Á cho biết: Nghệ thuật hiện đại Việt Nam là sự kết hợp tuyệt vời và sáng tạo của nhiều nền văn hóa, được hỗ trợ bởi sự trỗi dậy của một nhóm các bậc thầy đáng kể trong thế kỷ 19 và 20. Về mặt địa lý, Việt Nam giáp Trung Quốc ở phía bắc, một số quốc gia trên đất liền Đông Nam Á ở phía tây và Biển Đông ở phía đông. Các tuyến đường hàng hải kết nối Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Nền văn minh hai nghìn năm tuổi của Việt Nam phản ánh văn hóa địa phương Việt Nam, sự hấp thụ văn hóa Hán từ các triều đại Tần, Hán, Đường, Tống, Minh và Thanh, và ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Pháp hiện đại. Nghệ thuật hiện đại Việt Nam tập hợp những gì tốt nhất của ba nguồn này.
Ông nói thêm, “kể từ khi tôi gia nhập Sotheby's vào năm 2012, tôi đã làm việc chăm chỉ để quảng bá cho các bậc thầy Trung Quốc của thế kỷ 20. Vào năm 2020, phạm vi vị trí của tôi được mở rộng bao gồm nghệ thuật hiện đại Đông Nam Á, và tôi đã may mắn được làm việc với các chuyên gia tuyệt vời của chúng tôi là Michelle Yaw và Rishika Assomull. Điều đầu tiên chúng tôi khám phá là biến nghệ thuật hiện đại Việt Nam thành một hiện tượng quốc tế, dựa trên sự quan tâm của giới học giả và sự phát triển thị trường của nghệ thuật hiện đại Trung Quốc.”
Trưởng phòng Nghệ thuật hiện đại Châu Á cũng nói rằng Sotheby’s cảm thấy rằng các nhà sưu tập Trung Quốc từ khu vực Trung Hoa đại lục sẽ quan tâm sâu sắc đến thẩm mỹ và triển vọng của nghệ thuật Việt Nam, nhưng không có đủ kênh để có được thông tin và trải nghiệm các tác phẩm nghệ thuật. Trong hai năm qua, chúng tôi đã cải thiện khả năng nghiên cứu và giao tiếp bằng tiếng Trung của mình và nỗ lực mang những tác phẩm nghệ thuật Việt Nam tốt nhất đến các nhà sưu tập Trung Quốc ở Đại Trung Quốc, một chiến lược mang lại kết quả tức thì.
Sotheby's là một nhà bán đấu giá nổi tiếng, và là hãng lâu đời thứ ba trong lĩnh vực này, đã thực hiện thành công những cuộc đấu giá đắt đỏ
Người thành lập Sotheby's là Samuel Baker, đã mở cuộc bán đấu giá đầu tiên của mình vào ngày 11 tháng 3 năm 1744. Từ năm 1983, hãng Sotheby's được triệu phú người Mỹ A. Alfred Taubman mua lại và đưa lên sàn chứng khoán và 1988.
Năm 2021, Sotheby's là nhà đấu đạt 7,3 tỷ USD - cao nhất trong lịch sử 277 năm của nhà đấu giá, Christie's cán mốc 7,1 tỷ USD - cao nhất trong 5 năm, Phillips thu về 1,2 tỷ USD.
Triển lãm lần này tại Việt Nam là tín hiệu tích cực, thu hút sự quan tâm của cộng đồng Quốc tế với nghệ thuật tại Việt Nam.