Quý bà sang trọng nhất quyết bắt cậu bé ăn xin khyết tật làm việc mới được nhận tiền: đẳng cấp thực sự của người giàu có là đây

Hoài Trần
Có người sinh ra trong giàu sang phú quý, nhưng cũng có người xuất thân nghèo hèn, và không có cách nào thay đổi số phận. Khi đang trong cảnh nghèo khó và túng quẫn, nếu như có người đến nhục mạ, chế nhạo… thì bạn sẽ làm gì?

Người ăn xin bị cụt tay, đi đến bên một toà nhà lộng lẫy, xa hoa để xin ăn. Đúng lúc đó, cậu trông thấy một người quần áo là lượt, trên tay đeo trang sức quý giá bước xuống từ chiếc xe hơi sang trọng, bên cạnh là kẻ hầu người hạ. Thấy bà phóng khoáng tặng tiền cho người tài xế, cậu nghĩ mình may mắn đây bắt đầu mở lời. Người phụ nữ giàu có lại gần, không thèm nhìn người ăn xin mà chỉ vào đống gạch trước nhà nói: “Cậu giúp tôi bê đống gạch này vào nhà đi.”

Tên ăn mày nghe thấy thế ngây người một lúc, rồi tức giận nói: “Tôi chỉ có một tay, vậy mà bà lỡ nhẫn tâm bắt tôi bê đống gạch này? Rõ ràng là ức hiếp người khác.” Lúc này, trong đầu cậu dậy lên một suy nghĩ về người phụ nữ rông có vẻ rất giàu có, hào phóng nhưng lại chi li, tính toán với cậu đến từng bạc cắc.

Bà chủ giàu có không giải thích, mà chỉ cúi người cố ý dùng một tay để bê gạch vào nhà. Bà lần lượt nhặt từng viên gạch và di chuyển. Sau khi bê xong bà nói, “Cậu xem, đâu cần phải có 2 tay mới làm được việc. Tôi làm được, tại sao cậu không làm được?”

Người ăn mày, trầm ngâm suy nghĩ một lúc, sau đó cậu cũng cúi người xuống và dùng một chiếc tay duy nhất để bê gạch. Cậu đã phải dùng đến 2 tiếng đồng hồ để bê hết đống gạch đó. Xong việc, mồ hôi đầm đìa và khuôn mặt có chút mệt mỏi…

vien-gach-cua-quy-ba-1643243609.jpeg
Những viên gạch không nặng, không nhẹ đã giúp cậu bé khuyết tật kiếm được tiền từ sức lao động của mình.

Bà chủ đưa cho cậu một chiếc khăn mặt trắng tinh để lau mồ hôi và 300 nghìn đồng.

Cầm trên tay 300 nghìn, người ăn mày nước mắt lưng tròng và nói hai từ cảm ơn như nghẹn trong cổ.

“Không cần phải cảm ơn tôi, đây là tiền mà anh bỏ công sức ra để kiếm được.” Bà chủ nói.

10 năm sau, một người mặc com lê chỉnh tề đã đến khu nhà của bà chủ năm xưa.

Người đàn ông này dùng cánh tay duy nhất của mình gõ lên cánh cửa của bà chủ năm xưa, khi bà chủ bước ra, người đàn ông này nói: “Nếu như không có bà thì có lẽ tôi vẫn là kẻ ăn xin, nhưng bây giờ tôi đã là chủ của một công ty.”

Bà chủ có vẻ như không nhớ nổi người đàn ông này là ai, và chỉ nói một cách lạnh nhạt: “Đây đều là do tự bản thân anh làm được.”

Sau khi nhờ người tìm hiểu, người đàn ông biết bà chủ năm xưa đang muốn sở hữu một căn nhà có sân vườn, vị trí đắc địa trong nội đô nhưng đã chậm tay hơn một tỷ phú khác, và tỷ phú đó chính là ông. Người đàn ông này tỏ ý muốn tặng lại cho bà căn nhà đó. Nhưng bà chủ nói: “Chúng tôi không thể chấp nhận lời đề nghị của anh, bởi vì chúng tôi đều có 2 tay.”

Người đàn ông này đã kiên trì thuyết phục: “Thưa bà, bà đã dạy cho tôi biết cách làm người, và con đường cần đi của một con người, căn nhà đó coi như thù lao mà bà đã dạy cho tôi.”

Bà chủ cuối cùng cũng cười và nói: “Vậy thì anh hãy tặng căn nhà đó cho người mà ngay cả 2 tay cũng không có đi.”

Của bố thí chỉ là nhất thời, nhưng nếu như dạy người ta cách làm việc và cho họ hiểu được những đạo lý thiết thực. Những hành động đó mới có thể giúp đỡ họ một cách thực sự.

Vận mệnh nằm trong tay của chúng ta, nếu như suốt ngày than trách số phận thì cũng sẽ không thay đổi được gì. Chi bằng hãy bước đi ngay bây giờ, từ những bước nhỏ nhất, những việc làm thiết thực và một kế hoạch cụ thể.

Nhìn về góc tường năm xưa, người đàn ông nhận ra những viên gạch cũ kỹ vẫn còn ở đó ...

(*) Câu chuyện đã được Việt hoá và điều chỉnh một số chi tiết.