Nữ luật sư xinh đẹp là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest

Minh Lâm
Sáng ngày 16/5, công ty Tour Seven Summit Treks xác nhận Nguyễn Thị Thanh Nhã là phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest.
nu-luat-su-xinh-dep-la-nguoi-phu-nu-viet-nam-dau-tien-chinh-phuc-dinh-everest-13-1652763085.jpeg
Nguyễn Thị Thanh Nhã - người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công Everest. Ảnh: FBNV

Theo Tour Seven Summit Treks, Thaneswar Guragai, Nguyễn Thị Thanh Nhã (Celine Nhã Nguyễn) - nhà leo núi người Việt đã lên đỉnh núi lúc 3h30 giờ Nepal (khoảng 4h45 giờ Hà Nội), ngày 16/5/2022.

celine-nha-nguyen-chinh-phuc-everest-1652761437.jpeg
Thanh Nhã vốn là công việc luật sư, có niềm yêu thích đặc biệt với các bộ môn thể thao như leo núi, golf. Ảnh: FBNV
co-luat-su-xinh-dep-la-nguoi-phu-nu-viet-nam-dau-tien-chinh-phuc-dinh-everest-3-1652760920.jpeg
Thanh Nhã - Từ trái qua, thứ tư, cùng đoàn leo núi.

Với xác nhận của quản lý Tour Seven Summit Treks, Thanh Nhã chính là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest. Đơn vị leo núi đã gửi lời chúc mừng tới cô gái và nhấn mạnh thêm đây là thành tích lịch sử của cộng đồng leo núi Việt Nam.

co-luat-su-xinh-dep-la-nguoi-phu-nu-viet-nam-dau-tien-chinh-phuc-dinh-everest-2-1652760920.jpeg

Trước đó, vào ngày 3/1 đầu năm nay, nữ luật sư đã chinh phục thành công đỉnh Vinson tại Nam Cực, có độ cao 4.892m. Được biết, cô đã phải mang theo balo 70 lít, vượt qua các con dốc, điều kiện thời tiết băng giá khắc nghiệt và từng kiệt sức trong quá trình chinh phục thử thách.

Tính đến tháng 12/2021, danh sách The Himalayan Database thể hiện 3 người Việt Nam chinh phục thành công đỉnh Everest, tất cả họ đều là nam giới. Ngày 22/5/2008, 3 nhà leo núi Bùi Văn Ngợi (Gia Lai), Phan Thanh Nhiên (Vũng Tàu) và Nguyễn Mậu Linh (VĐV quyền anh, Hà Nội) đã ghi tên vào danh sách lịch sử những người chinh phục được đỉnh Everest.

Đỉnh Everest (tên gọi khác là đỉnh Chomolungma) là đỉnh núi cao nhất trên thế giới, tính đến thời điểm hiện tại là 8848,86m so với mực nước biển. Nó đã giảm độ cao 2,4 cm sau trận động đất tại Nepal ngày 25/04/2015 và đã dịch chuyển 3 cm về phía tây nam.

Nằm giữa biên giới Tây Tạng và Nepal, đỉnh núi Everest được xem là nóc nhà của thế giới. Nơi này có môi trường khắc nghiệt, người leo núi phải trải qua nhiều khó khăn như dễ bị trượt ngã, lạnh rét của băng tuyết, gió bão. Dù rất nhiều nhà leo lúi bỏ mạng trên đường, đây luôn là địa điểm hấp dẫn nhiều người, đặc biệt là những người leo núi chuyên nghiệp.

co-luat-su-xinh-dep-la-nguoi-phu-nu-viet-nam-dau-tien-chinh-phuc-dinh-everest-7-1652761116.jpeg
Các nhà leo núi lần theo dây thừng để lên đỉnh Everest. Ảnh: AFP

Để chuẩn bị cho cung trekking Everest Base Camp,người tham gia phải thực hiện kết hợp các bài tập tim mạch, sức mạnh, sức bền và sự linh hoạt ít nhất 2 đến 3 tháng trước khi khởi hành để bạn không gặp khó khăn khi đi, trải qua kiểm tra sức khoẻ, thể lực kỹ càng.

Tỷ lệ của những chuyến chinh phục Everest thành công từ năm 1990 đến năm 2005 chỉ khoảng một phần ba. "Xác suất lên tới đỉnh và sống sót trở về đã tăng vọt trong những thập kỷ gần đây: Khoảng 2/3 số người leo núi trong thời gian từ năm 2006 đến 2019 đã lên tới đỉnh và sống sót", Raymond Huey, một nhà sinh vật học tiến hóa và là giáo sư danh dự tại Đại học Washington cho biết.

Vì quá nhiều thử thách để chinh phục nóc nhà thế giới, kết quả lần này của Thanh Nhã là một nỗ lực rất lớn, vượt qua những giới hạn về sức khoẻ, tinh thần thông thường để chạm đến đỉnh Everest – đánh dấu cột mốc đặc biệt của giới leo núi Việt Nam.