Ngôi nhà nằm trên một con đường nghiêng rẽ nhánh từ một ngã ba. Nó được bao quanh bởi cây xanh và nằm đối diện một công viên nhỏ.
Phía sau khá dốc, có độ chênh lệch khoảng 1,5 mét. Tòa nhà được thiết kế cho một gia đình 3 thế hệ gồm 4 người (ông nội, bố mẹ, và con trai).
Khách hàng yêu cầu đặt phòng ngủ chính ở trung tâm, để tầm nhìn tổng thể ra không gian chung, còn phòng ông bà sẽ được xây ở tầng trệt.
"Độ dốc" là khái niệm quan trọng được nhóm kiến trúc sư cố gắng phát triển trong dự án này. Kế hoạch của họ là chia tòa nhà theo chiều dọc thành 2 phần, và có thể tiếp cận bằng 2 cầu thang khác nhau.
Cầu thang phía trước được sử dụng với mục đích giao tiếp xã hội, dẫn từ gara lên phòng khách, còn cầu thang phía sau được các thành viên trong gia đình sử dụng để dẫn đi các không gian khác nhau của tòa nhà.
Bước đầu tiên và cuối cùng về 2 cầu thang này được thiết kế theo giống kế hoạch, nên tiết kiệm thêm không gian cho việc mở cửa ở các tầng.
Hiệu quả đạt được đó là cầu thang phía sau trở nên linh hoạt hơn, đóng vai trò làm đặc điểm chính, kết nối toàn bộ công trình.
Để tận dụng độ chênh lệch của địa hình dốc, các tấm sàn được sắp xếp so le nhau, tạo ra một sân bán ngoài trời, khiến trần nhà thêm cao và thoáng mát hơn.
Nơi đó dùng làm sân chơi hoặc không gian tụ họp cho các cuộc họp không thường xuyên.
Các đường chéo cũng được tận dụng trong việc cấu thành tòa nhà. Thay vì sắp xếp những khối hộp theo đường thẳng, phần trên được đẩy lùi về phía sau và đồng thời tích hợp với mái nhà bằng đất nung.
Phương pháp này đã giúp tòa nhà tránh được vẻ nặng nề, đặc biệt là khi xem cao độ phía trước.
Sau khi đi qua cổng chính, các hình khối phía trên sẽ dần biến mất, và mọi người sẽ cảm nhận được quy mô từ sàn đến trần tạo cảm giác thân thuộc.
Nhà ở Thủ Dầu Một, Việt Nam
Kiến trúc sư: AD + studio
Diện tích: 300 m2
Năm: 2020
Hình ảnh: Dung Huynh
Nhà sản xuất: Dulux, Hafele, Toto, DecoX
Kiến trúc sư trưởng: Nguyen Dang Anh Dung
Nhóm thiết kế: Nguyễn Văn Trung, Võ Đình Huỳnh, Đinh Trần Thanh
(archdaily)