Văn hóa Pháp không chỉ nổi bật về các kiến trúc, công trình mà lối sống, truyền thống cũng thú vị không kém. Điển hình như những nút hôn “má chạm má”, cách người pháp ứng xử trên bàn ăn,… Người dân ở Pháp cũng rất lãng mạng, hào hóa không kém gì so với Anh, Đức,… Họ có một lối sống tương đối giản dị và không xô bồ, hối hả như Mỹ. Thậm chí ngày lễ săn sale như Black Friday cũng không khiến họ cư xử quá lố, “chà đạp lên nhau”. Con người với sống tại quốc gia Châu Âu này cực kỳ văn minh. Để khám phá thêm về đất nước rực rỡ này, mời bạn đọc tiếp phần nội dung bên dưới.
Cách giao tiếp đây lịch thiệp – Văn hóa Pháp đầy tinh tế
Thông thường khi mới gặp nhau thì người Pháp chỉ bắt tay xã giao. Nhưng trong văn hóa của nơi này còn có một cách chào hỏi khác. Đó chính là nụ hôn má. Người Pháp khi gặp mặt và chia tay sẽ ôm nhau và hôn vào má của người đối diện. Thậm chí cả khi nhận quà họ cũng làm như vậy để thể hiện sự cảm ơn. Thường thì người ta sẽ chỉ hộn một cái vào má trái và một cái vào má phải. Nhưng ở những vùng thì có thể hôn tới 3, 4 cái. Chính vì thế mà bạn không nên ngạc nhiên khi được người Pháp chào đón bằng một nụ hôn lên má. Điều này chỉ thể hiện sự thiện cảm và ý muốn gần gũi hơn với bạn mà thôi.
Thêm một nét đặc trưng khác nữa trong văn hóa giao tiếp của người Pháp là lời cảm ơn và xin lỗi. Người Pháp thường nói tiếng xin lỗi rất chân thành mỗi khi họ muốn từ chối một điều gì đó. Vì muốn giảm đi sự hụt hẫng cho người đối diện. Lời cảm ơn cũng được sử dụng khá nhiều. Ngay cả trong các việc nhỏ nhất để cho thấy sự tôn trọng cũng như biết ơn của họ.
Cách ứng xử trên bàn ăn – Văn hóa Pháp đầy sang trọng
Nếu ăn cùng người Pháp thì bạn nên chú ý tới một số chi tiết. Chẳng hạn như không được để khủy tay hay đặt mạnh tay lên bàn. Vì hành động này được cho là thiếu văn hóa. Thêm nữa, khi ăn bạn nên trải khăn ăn dọc trên hai đầu gối. Ăn một cách từ tốn và theo tiến độ của những người khác. Đừng nhai ngấu nghiến hay xoay đĩa thức ăn về phía mình và múc đến muỗng cuối cùng. Khi ăn xong, thường thì người ta sẽ để mũi nhọn của dao và nĩa quay xuống dưới. Một bữa ăn của người Pháp kéo dài tư 4-5 tiếng vì họ thích vừa ăn vừa dành thời gian trò chuyện với nhau.
Nếu được mời tới một bữa ăn với người Pháp thì bạn nên mang theo một chia rượu vang hoặc một món quà nhỏ. Và ngược lại khi người Pháp tới thăm bạn, họ cũng sẽ tặng một chai rượu vang. Việc mở chai rượu được tặng để uống ngay trong bữa ăn. Việc này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt người dân của quốc gia này.
Cách ứng xử nơi công cộng
Một trong những đặc trưng của văn hóa Pháp là tôn trọng phụ nữ, trẻ em và người già. Điều này thể hiện hầu như ở mọi nơi công cộng trên đất nước này. Chẳng hạn như khi đi thang bộ, phụ nữ và người già luôn đi bên phía có tay vịn. Và người đàn ông luôn xuống trước để giúp đỡ khi cần thiết. Trong thang máy cũng vậy, phụ nữ, người già, trẻ em và người khuyết tật sẽ vào trước. Không chỉ vậy, văn hóa nơi công cộng của người Pháp còn thể hiện ở cách ăn mặc của họ. Nếu bạn mặc đồ lôi thôi ra ngoài đường thì sẽ bị xem là thiếu tôn trọng và không lịch sự.
Trong nhà hát hay rạp chiếu phim thì người ta coi trọng sự đúng giớ, người Pháp không thích việc bị làm phiền. Bởi những người đi trễ làm ảnh hưởng tới việc thưởng thức buổi biểu diễn của họ. Ngoài ra, văn hóa xếp hàng cũng là một ý thức cơ bản trên đất nước này. Người Pháp luôn tôn trọng trật tự khi xếp hàng, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay địa vị.
Lưu ý về việc hút thuốc
Thuốc lá bị cấm ở những nơi đông người như nhà hàng hay các quán cà phê. Bì thế nếu muốn hút thuốc thì bạn phải hỏi xem có được phép không. Người Pháp cũng rất chú ý trong việc hút thuốc của mình. Họ không hút trong các bữa ăn thân mật. Và cho dù ở nơi công cộng nếu có người thể hiện việc không thích mùi thuốc lá thì họ cũng sẽ bỏ.
Nước Pháp là một quốc gia nổi tiếng với phong cách nhã nhặn, lịch thiệp. Điều này thể hiện rất rõ trong văn hóa cũng như lối sống của ngừi dân tại đây. Với bài viết trên, hy vọng bạn sẽ có những chuẩn bị tốt hơn cho chuyến hành trình tới đất nước xinh đẹp này.
Nhà thờ Đức Bà – Kiến trúc nổi bật nhất văn hóa Pháp
Nhà thờ Đức Bà Paris là một nhà thờ Thiên Chúa giáo được xây dựng trên đảo giữa dòng sông Seine thuộc thành phố Paris. Vào năm 1.160, giám mục Maurice de Sully cùng các tu sĩ quyết định phá bỏ nhà thờ cũ Saint-Etienne. Và xây dựng một nhà thờ mới lớn hơn theo kiến trúc Gothic và sẽ thờ Đức Mẹ.
Nhà thờ được đặt viên đá đầu tiên vào năm 1163 với sự có mặt của Đức Giáo Hoàng Alexandro III và vua Louis VII. Nhà thờ Đức Bà Paris được xây dựng từ năm 1163 đến năm 1350 mới chính thức xây dựng xong. Tên tuổi của nhà kiến trúc sư đầu tiên đã không được nhắc tới. Nhưng có thể kể tên một số kiến trúc sư đã thực hiện những xây dựng tiếp theo như: Jean de Chelles, Pierre de Montreuil, Pierre de Chelles, Jean Ravy và Jean le Bouteiller.
Cái nôi nghệ thuật Châu Âu – Nét văn hóa Pháp đáng tự hào
Pháp được xem là trung tâm văn hóa của thế giới. Trải qua các thời kì, những nhà lãnh đạo quốc gia, tôn giáo cũng như công dân đất nước này luôn chú trọng đến việc xây dựng và bảo vệ các công trình nghệ thuật. Thành quả họ gặt hái được là một đất nước có nền văn hóa đồ sộ với các công trình vĩ đại, các bảo tàng , thư viện, nhà hát …
Paris là thủ đô văn hóa, là thành phố sở hữu nhiều công trình văn hóa nhất của Pháp. Paris có hơn 100 bảo tàng với nhiều kiến trúc đa dạng. Không chỉ lớn về số lượng, các bảo tàng này còn là nơi trưng bày rất nhiều tác phẩm nghệ thuật quan trọng của thế giới. Paris còn có một số lượng lớn các thư viện với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau và phần nhiều các thư viện này đều mở cửa tự do cho công chúng. Ngoài ra, Paris còn sở hữu rất nhiều các công trình vĩ đại, những nhà hát, phòng trình diễn,…