Lý do giới nhà giàu thường thích 'combo xa xỉ': Ngồi Lamborghini, đeo Richard Mille

Trần Ngọc Huy Hoàng
Dựa trên nhiều đặc tính của hai sản phẩm, nhiều người đã nhận ra điểm tương đồng của đồng hồ Richard Mille và siêu xe Lamborghini. Chúng đều là những thiết kế xa xỉ dành cho giới nhà giàu và nổi bật nhờ kỹ thuật đặc biệt.

Richard Mille là tên thương hiệu gắn liền với những chiếc đồng hồ đeo tay tròn trịa, mang hình dáng tonneau (tiếng Pháp, chỉ chiếc thùng hình trụ tròn phình ở giữa để đựng nhiên liệu) với những chuyển động tối giản và thiết kế “lộ liễu” đến khó tin. Khi nhìn trực diện và thật tập trung, chúng ta sẽ thấy nó giống hệt như động cơ của xe đua.

246280372-566944534567393-79893505950834

Richard Mille là một trong nhiều thương hiệu đồng hồ xa xỉ được nhà giàu trên thế giới ưa chuộng. Ảnh: Richard Mille

So sánh đồng hồ với ô tô?

Chợ đồng hồ trực tuyến lớn nhất thế giới Chrono24 đã làm một phép so sánh khi đặt Richard Mille bên cạnh hãng xe Lamborghini, thương hiệu quen thuộc trong giới chơi xe. Lamborghini được thành lập vào năm 1963 bởi Ferruccio Lamborghini nhằm cạnh tranh với Ferrari. Ferruccio từng yêu thích Ferrari đến nỗi đã chi một số tiền đáng kể để mua xe, nhưng ông tin rằng bản thân có thể chế tạo một phương tiện hấp dẫn hơn, hào nhoáng hơn với âm thanh mạnh mẽ hơn. Tất nhiên, ông không cố gắng phát minh lại xe ôtô mà chỉ cố gắng làm cho nó trở nên tốt hơn, hấp dẫn hơn. Quan điểm này cũng tương đồng với những gì Richard Mille từng chia sẻ.

Vốn không có truyền thống làm xe đua, nhưng Lamborghini trở nên phổ biến khi tham gia F1 thông qua việc cung cấp cho các đội động cơ V12 khét tiếng trong các mùa giải 1989 và 1993. Dẫu nổi tiếng ở địa hạt này, mục đích thực sự của hãng xe nước Italia là sản xuất ra những chiếc xe sang trọng, mạnh mẽ có nguồn gốc từ xe đua nhưng chỉ dành cho đường trường.

242417036-904700393519593-64710055327658

Lamborghini cũng chỉ dành cho những ai có tiền. Ảnh: Lamborghini

Tương tự, dù Richard Mille luôn tìm cách tạo ra những chiếc đồng hồ nổi bật nhưng ban đầu, chúng hoàn toàn không phục vụ mục đích trở thành trang sức đeo tay sang trọng, cao cấp. Sự phát triển của thương hiệu trên thiết kế đồng hồ được xây dựng dựa trên cấu trúc modular, có khả năng chống sốc cao. Điều đó có nghĩa là những cỗ máy thời gian này rất thích hợp dùng trong điều kiện khắc nghiệt, bất cứ nơi đâu và bất cứ chỗ nào.

Nếu như hầu hết các thương hiệu đồng hồ đều khuyên khách hàng không nên đeo sản phẩm khi chơi thể thao do khả năng dễ bị va đập và sốc nặng, bất kể đồng hồ của họ có tourbillon (cơ chế thường có ở đồng hồ xa xỉ tác dụng chống lại hiệu ứng ghì mà lực hấp dẫn tác động trực tiếp lên một số linh kiện mỏng manh trong bộ chỉnh động khi đồng hồ nằm ở một vị trí nhất định) thì lời khuyên này không áp dụng cho Richard Mille. Rafael Nadal hay Bubba Watson - những tay vợt và tay gold nổi tiếng với lối chơi sức mạnh, tốc độ - đều đeo đồng hồ trên tay khi xuất hiện trong hàng loạt giải đấu quần vợt và golf đẳng cấp thế giới.

Ví dụ đáng giá nhất cho sức bền khủng khiếp của Richard Mille là tay đua F1 Felipe Massa đeo chiếc RM 006 lúc đâm vào hàng rào bảo vệ ở tốc độ 120 dặm/giờ khi tham dự Grand Prix Hungary 2009. Anh bị thương nặng ở đầu và suýt chết, tuy nhiên, chiếc đồng hồ trên tay vẫn bình an vô sự.

Tất nhiên có được cũng có mất. Richard Mille thiết kế những chiếc đồng hồ của mình trông khá thô lỗ, rất tiếc khi phải nói điều này. Thương hiệu đã để lộ các chuyển động bên trong của đồng hồ khiến sản phẩm mang đầy vẻ thô sơ, chẳng khác gì điều mà Lamborghini áp dụng với những đường cắt mặt trước và hông xe, cũng như tiếng động cơ gầm rú.

page_163496300045.jpg

Đồng hồ và siêu xe là 2 hạng mục chỉ nhà giàu mới dám sắm và có đủ khả năng để sắm. Ảnh: Richard Mille, Lamborghini

Giá Richard Mille đắt cũng có lý do

Không cần phải nói nhiều thì ai cũng biết, Richard Mille và Lamborghini được tạo ra cho những người giàu có và nổi tiếng. Thật trùng hợp, nhiều người sành sỏi hàng xa xỉ, bao gồm cả giới tài phiệt, minh tinh Hollywood hay tỷ phú Trung Đông đều chọn sử dụng 2 thương hiệu này cùng một lúc.

Richard Mille thành lập thương hiệu cùng tên của mình vào năm 1999 với sự hậu thuẫn của Audemars Piguet và Renaud et Papi. Năm 2001, chiếc Richard Mille RM 001 được ra mắt nhưng trong sản phẩm không có vàng hay kim cương đá quý, chỉ là kỹ thuật đặc biệt. 80 chiếc với giá bán 159.000 bảng đã được mua hết ngay lập tức.

Kích thước và hình dạng của một chiếc Richard Mille có thể được nhận biết ngay lập tức, kể cả khi nhìn từ xa. Người đeo Richard Mille được ví như đeo ôtô tí hon ở cổ tay. Thế nhưng chiếc đồng hồ chronograph tourbillon chia giây nhìn có vẻ khá cồng kềnh của Richard Mille lại chỉ nặng 40g, thậm chí thách thức cả độ nhẹ với lông vũ. Để làm được điều này Richard Mille đã làm việc với Đại học Manchester và McLaren-Honda - hai đơn vị được biết đến với nghiên cứu và chuyên môn về vật liệu nhẹ - nhằm áp dụng kỹ thuật trên cho những sản phẩm của mình.

Kết quả của tư duy tập trung vào thay đổi vật liệu đã giúp Richard Mille định hình lại một phân nhánh của đồng hồ sang trọng. Nghĩa là thay vì nặng, chúng có thể thật sự nhẹ nhàng. Điều này tương tự như các triết lý thiết kế được sử dụng trong xe đua. Tất nhiên, việc tập trung vào độ nhẹ của sản phẩm không tạo nên phản ứng ngược với khả năng chống va đập và tính giờ đã khiến những chiếc Richard Mille có giá cao ngất ngưởng – một câu chuyện tương tự khi nhìn vào giá của Lamborgini.

Mỗi năm, Richard Mille sản xuất chưa đầy 5.000 đồng hồ. Đối với một thương hiệu trẻ, đây là con số tương đối cao. Tuy nhiên, so với nhu cầu, 5.000 chiếc này chẳng đáng là bao. Thế nên, giá của chúng trên thị trường luôn ở mức rất "chát".

74405880-711518499335137-198712578259322

Có nhiều lý do khiến Richard Mille đắt đỏ và một trong số đó là tính năng kỹ thuật đặc biệt. Ảnh: Richard Mille