Sơn Tùng MTP ở nhà thuê cùng Hải Tú?
Mới đây thông tin Sơn Tùng và Hải Tú bị bắt gặp khi sống chung tại cùng một căn biệt thự đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Cụ thể, đã xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh Chủ tịch chở "gà cưng" đi mua đồ cúng bằng xe máy.
Nhanh chóng khu biệt thự trở thành đề tài bàn tán và được dân mạng đua nhau bóc giá. Tuy nhiên qua tìm hiểu thì biết được căn biệt thự Sơn Tùng và Hải Tú nằm trong khu biệt thự cao cấp ở huyện Nhà Bè (TP.HCM).
Qua tìm hiểu trên thị trường bất động sản, căn biệt thự của Sơn Tùng và “gà cưng” đang ở hiện đang được rao bán với mức giá khoảng 50 tỷ đồng. Tuy nhiên điều đáng chú ý hơn cả là căn biệt thự này không thuộc quyền sở hữu của vị Chủ tịch mà anh chỉ đang ký hợp đồng thuê dài hạn với sô tiền 4.000 USD/tháng (tương đương với khoảng 90 triệu đồng).
Từ đây, có thể thấy giàu có, sở hữu khối tài sản kếch xù như Sơn Tùng lại phải đi thuê nhà để ở. Phải chăng đây chỉ là nơi Sơn Tùng ở tạm trong thời gian đợi một biệt thự khác sang chảnh và xịn xò hơn hoàn thiện như dân tình đang đồn đoán?
Chẳng lẽ giàu như Sơn Tùng mà không có tiền mua nhà? Câu trả lời liệu chăng ở lối đi riêng của những người thành đạt?
Đây thực sự không phải là câu hỏi mới, nhưng lại là điều mà rất nhiều giới trẻ hiện nay quan tâm. Dĩ nhiên ai chẳng muốn "an cư lạc nghiệp", nhưng vấn đề là trong thời buổi vật giá leo theo, bất động sản tăng theo cấp "ánh sáng" mà tiền lương của người lao động bình thường lại chẳng thấy xê dịch, thì dĩ nhiên để có số tài sản trị giá vài tỷ đồng để mua đứt một căn nhà là chuyện không hề dễ.
Thay vào đó, vay tiền, góp tiền trả lãi để sớm có một căn nhà sẽ là bài toán rút ngắn thời gian vô cùng lý tưởng, đổi lại bạn phải gánh một khoản nợ to đến còng lưng trên đầu trong suốt 10 - 20 năm chắc chắn cũng không phải chuyện dễ nếu bạn là người không có công việc lẫn mức lương ổn định.
Thế nên để trả lời câu hỏi này chắc chắn phải phụ thuộc vào 4 yếu tố sau của mỗi người, chứ không thể xem là "công thức thành công" để áp đặt lên bất cứ một cá nhân nào khác.
Không gian trong căn biệt thự của Sơn Tùng và Hải Tú.
1. Tài chính "dứt điểm" sẵn có
Tức là số tiền mà bạn có thể huy động vào lúc đầu: Tiền tiết kiệm, tiền bố mẹ ruột cho, tiền bố mẹ chồng - bố mẹ vợ hỗ trợ, tiền trúng số, tiền bạn bè chiến hữu tài trợ,... mà dùng rồi bạn chẳng cần phải tính đường trả lại thì được xem là "tài chính dứt điểm".
Số tiền này nếu đủ để bạn mua dứt điểm một căn nhà/căn chung cư bạn thích, thậm chí dư cả một khoản để dự phòng cho gia đình, khoản nhỏ để đầu tư giúp "tiền đẻ thêm tiền" thì chẳng tội gì mà bạn phải chọn cảnh sống thuê ở trọ, mất quyền tự do làm những gì mình thích cho không gian sống riêng tư đáng lẽ bạn thừa sức có.
Còn nếu bạn vét sạch túi rồi mà chỉ dừng lại ở mức vừa đủ đặt cọc đợt 1, thì KHOAN... Tại sao bạn không cố tìm một căn nhà vừa phải để thuê và dành phần tiền thừa để lo cho tương lai, lo cho đầu tư dài hoặc ngắn hạn?
2. Khả năng kiếm tiền trong tương lai
Sự thật rằng dù bạn vay ít hay vay nhiều thì bạn vẫn phải TRẢ NỢ, TRẢ LÃI hàng tháng. Với một số người có công việc ổn định, mức lương cao, số tiền phải trả cho khoản vay mua nhà chỉ bằng 20 - 30% tổng thu nhập thì họ hoàn toàn có quyền tự tin chọn cho mình một căn nhà theo ý thích.
Tuy nhiên "sống ở đời chẳng ai biết được chữ ngờ" là câu nói mà chúng ta cũng phải suy nghĩ và cân nhắc vì sự lựa chọn này mang một rủi ro cực lớn nếu trong tương lai bạn mất việc, hoặc công việc làm ăn trở nên sa sút.
3. Nhu cầu sử dụng
Ở đây có thể thấy, căn biệt thự mà Sơn Tùng đang thuê ngoài dùng để ở thì anh còn kết hợp nó cho các hoạt động khác của công ty. Điều này cũng tùy vào sở thích, quan điểm của mỗi người, nhưng trong trường hợp bất đắc dĩ, chẳng có ông bà chủ nhà nào muốn không gian riêng của mình lại có thêm những người không liên quan khác tự do đi đi, lại lại, đó là chưa kể các vật dụng trong gia đình có thể bị sử dụng thường xuyên hơn bình thường.
4. Tự tin với cách mình sử dụng và kiểm soát đồng tiền hơn là gồng mình để "SANG mà NỢ"
Có một đặc điểm chung ở những người giàu đó là họ rất "tự tin", thoải mái trong tư duy về việc vay một khoản nợ nào đó. Bởi đối với họ, việc dùng tiền vay của ngân hàng là đang xài tiền/tiêu tiền của người khác để sở hữu thứ mang tính tiêu sản mà mình muốn. Thay vào đó, họ sẽ lấy tiền của mình kiếm được để ở ngân hàng kiếm lời, hoặc mua các loại tài sản khác mang mục đích đầu tư, buôn bán.
Trái lại với một số người cho rằng, vay nợ là điều gì đó rất xấu hổ, thôi thà "gồng mình" để thể hiện cuộc sống giàu có còn hơn là bảo với người khác rằng "tôi phải vay ngân hàng để mua nhà cảm giác nó auto nhục". Đấy, cùng một phương pháp, cùng một vấn đề nhưng góc nhìn của mỗi người ở vấn đề này là hoàn toàn khác nhau.