Giải mã lý do giới quý tộc chuộng lụa tơ tằm: không chỉ vì đẹp và đắt

Hoài Trần
Lụa tơ tằm có 100% nguồn gốc hữu cơ, nổi tiếng cao cấp, đắt đỏ và quý. Từ ngàn xưa, giới thượng lưu châu Á lẫn châu Âu đều đặc biệt yêu thích lụa. Không phải tự nhiên mà Lụa được mệnh danh là “Nữ hoàng của mọi loại vải” (Queen of all fabrics), nó đẹp và cám dỗ nhất, nó sang trọng nhất nhưng nó cũng đỏng đảnh nhất.

1. Giá trị thẩm mỹ

Khánh Vân duyên dáng với áo dài, vẫy cờ Tổ quốc tại Miss Universe » Báo Phụ  Nữ Việt NamKhánh Vân - Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2020 trong trang phục áo dài lụa tơ tằm
Chất liệu lụa mềm mại, ánh mịn vừa phải, góp phần tạo nên khí chất tao nhã, thanh cao cho người sử dụng.

2. Giá trị sử dụng

Trẻ hoá và thư giãn: Trong khi chất liệu cotton và polyester rút độ ẩm khỏi da qua một đêm ngủ, lụa có thể bổ sung và duy trì độ ẩm cần thiết này để giữ cho làn da trẻ trung, tràn đầy sức sống. Lụa đánh lừa hệ thống thần kinh để thư giãn. Do đó làm dịu các nếp nhăn mà chúng dần phát triển và hình thành qua thời gian. Lụa được ví như một loại kem dưỡng da ban đêm cao cấp cho chủ nhân.

Tính kháng khuẩn cao: Lụa có đặc tính thay đổi theo mùa, giữ nhiệt vào mùa đông và mát mẻ nhẹ nhàng vào khi hè. Thông thoáng, không bị tích điện, một số nghiên cứu còn chỉ ra vải lụa tơ tằm có khả năng tuyệt vời là chống và kháng khuẩn cực cao. Đặc biệt phù hợp với những người có làn da nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Cấu trúc vải dày đặc của lụa giúp ngăn ngừa bụi li ti tích tụ. Do đó bảo vệ người mặc khỏi các chất gây dị ứng hàng ngày. Một nghiên cứu còn cho thấy lụa có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát ở phụ nữ.

3. Sản xuất đắt đỏ và kỳ công

Phân biệt các loại lụa tơ tằm

Chi phí lao động để làm ra sản phẩm lụa đích thực rất cao. Để làm ra một tấm vải lụa tơ tằm 100% tiêu chuẩn nặng 0,5kg thì cần 2000-3000 kén tằm. Một chiếc khăn lụa mỏng tang cũng tiêu tốn đến 600 kén, làm một chiếc áo lụa mỏng manh cũng cần đến 900 kén.

Dệt lụa tơ tằm cần lao động thực sự chuyên cần và có tay nghề cao, các làng lụa đang khốn đốn vì thiếu lao động- đây cũng là lý do các làng lụa này tàn lụi dần nếu không có bàn tay can thiệp, bảo tồn của nhà nước.

Chi phí cho lao động tay nghề cao thì không hề rẻ, lại một lần nữa, lại là câu chuyện về cái sự "hiếm."

In hoa văn trên lụa nguyên chất bao gồm 3 công đoạn, yêu cầu một dây chuyền máy móc hiện đại và tất nhiên đắt tiền.

4 Làng lụa Việt Nam truyền thống lâu đời nhất - FOCUS ASIA TRAVEL

Cắt may lụa 100% silk cũng không hề đơn giản. Một người thợ may cần khoảng 7 năm kinh nghiệm mới được phép làm việc với vải lụa tơ tằm 100% silk để tránh tổn thất.

Chính vì đó, lụa tự nhiên không thể có giá thành rẻ. Nhiều người tìm cách pha trộn chất liệu rẻ tiền hơn để tạo hiểu nhầm cho người dùng. Nhưng cũng như những đôi giày, dù vẻ ngoài có “hao hao, gần giống” cũng không thể lừa dối người dùng sành sỏi khi chạm tay, khoác lên người.

Lụa tơ tằm thường được dùng làm áo quần, khăn, cà-vạt, chăn ra và các sản phẩm cao cấp khác.

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều địa phương sản xuất lụa để phục vụ trong nước và xuất khẩu. Một số địa danh lụa nổi tiếng ở Việt Nam nhưlàng lụa Vạn Phúc Hà Đông, Hà Nội;Làng lụa Nha Xá, Hà Nam; Làng lụa Duy Xuyên, Hội An, Quảng Nam; Làng lụa Tân Châu, An Giang; Lụa Bảo Lộc, Lâm Đồng.