Tự ý độ xe, chủ xe có thể bị phạt đến 16 triệu đồng
Thông thường, các nhà sản xuất đã tính toán và thử nghiệm cẩn thận trước khi tung ra sản phẩm mới. Chúng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và mục đích sử dụng. Việc tự ý độ xe không tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất như làm thay đổi cấu tạo, hình dáng,… có thể dễ gây tai nạn giao thông.
Tại Việt Nam, việc thay thế các phụ kiện bên ngoài không ảnh hưởng đến an toàn vẫn không bị cấm. Tuy nhiên, pháp luật không cho phép tự ý đổi kết cấu, tổng thành, cấu tạo của xe. Ví dụ như làm lại hơi để tăng công suất động cơ, thay đèn, thay lốp, vành xe, màu sơn,… không đúng chuẩn.
Việc sơn lại màu sơn bên ngoài cũng cần được cấp phép
Thông thường, các nhà sản xuất đã tính toán và thử nghiệm cẩn thận trước khi tung ra sản phẩm mới. Chúng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và mục đích sử dụng. Việc tự ý độ xe không tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất như làm thay đổi cấu tạo, hình dáng, … có thể dễ gây ảnh hưởng đến an toàn phương tiện, gây tai nạn giao thông.
Đơn giản như chỉ riêng việc thay bóng đèn sai tiêu chuẩn sẽ khiến người đi đường bị chói mắt, hoặc lốp không đúng kích cỡ làm sai lệch thông số đồng hồ tốc độ. Chưa kể, các thợ độ còn thay đổi công suất động cơ nhằm giúp xe chạy nhanh hơn và dễ đạt tốc độ tối đa ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn giao thông. Các trường hợp độ xe không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật gây nguy hiểm, làm mất an toàn giao thông đều bị xử phạt theo quy định.
Dù ở bất cứ đâu, việc độ xe đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn và theo hướng dẫn của hãng sản xuất. Các hãng độ xe nổi tiếng trên thế giới lại là những đơn vị tuân thủ tuyệt đối quy định này. Họ phối hợp chặt chẽ với nhà sản xuất để thử nghiệm, sau đó chứng nhận phụ kiện đạt chuẩn.
Chưa kể, nhiều nước còn có cơ quan chuyên biệt để hỗ trợ, kiểm tra quá trình độ xe sao cho đúng quy định. Một số hãng xe độ nổi tiếng như Brabus, Hamann Motorspor, Carlex Design, ... đều tuân thủ theo quy định pháp luật nước sở tại.
Luật giao thông đường bộ cấm thay đổi màu sơn, thiết kế ban đầu. Nếu tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn không đúng với giấy đăng ký xe, chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền.
Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm: Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe, thùng xe hoặc tự ý lắp thêm, tháo bớt ghế, giường nằm (đối với xe chở khách) không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng của xe (theo điểm a, khoản 9, điều 30).
Những hạng mục được phép thay đổi chủ yếu các tính năng giải trí, màn hình, nội thất trong xe.