Bảo tàng đá quý thành phố Hami đã quyết định phục dựng lại mâm đại yến tiệc này bằng đá ngọc bích, đá mã não, gỗ solic, đá núi lửa... cùng nhiều loại đá quý hiếm, độc đáo khác.
Bàn tiệc khổng lồ này là đại yến tiệc triều đình Mãn Hán gồm 1.088 món, được mô phỏng hoàn toàn bằng đá quý, bày trên mâm có đường kính 16,8m, diện dích 222 m2.
Đây không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đồ sộ mà còn được ví như kho báu đắt giá. Được biết, công trình này có tổng trị giá lên tới 6,8 triệu nhân dân tệ (2310 tỷ đồng).
Toàn bộ món ăn được chế tác giống hệt ngoài đời nhưng nguyên liệu chính lại từ đá quý và gỗ. Đặc biệt hơn cả là chúng không được chạm trổ nhân tạo mà được chọn lọc, từ hình dạng và màu sắc tự nhiên, sau đó ghép thành những món ăn giống thật đến khó tin.
Để tạo nên chúng, những nhà nghiên cứu đã mất hàng chục năm để thu thập các miếng đá quý từ cả ở phía Bắc và phía Nam Tân Cương, sau đó mới bắt đầu chuyển cho các nghệ sĩ ghép và sắp đặt mô phỏng món ăn.
Du khách tham quan có thể nhìn thấy một con cừu hay con dê nướng nguyên con, tảng thịt bụng heo, chân giò, nguyên con lợn sữa nướng, gá nướng, thịt viên, đầu cá, nem công, chả phượng, yến xào, chân voi.... không khác gì món ăn ngoài đời thật.
Chúng đều là những món từng xuất hiện trên bàn tiệc do vua Khang Hy tổ chức với ý nghĩa hòa hợp dân tộc vào thời nhà Thanh.
Bàn đại tiệc “danh bất hư truyền” của vua Khang Hy Tổ chức năm 66 tuổi, Hoàng đế ra lệnh cho đầu bếp khắp nơi trong thiên hạ mang đến các sản vật quý gồm sản vật quý trong thiên hạ, tổ chức tiệc trong 3 ngày với 6 bữa tiệc lớn. Những món ngon vùng miền trên khắp Trung Hoa được vinh dự xuất hiện trong bữa yến tiệc, cùng nhiều loại trà ngon.
Những đặc sản như lựu ướp đường, vải, nhãn, đào, bạch quả, anh đào, quất vàng, dưa hấu, mận, mía, củ năng, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, rong biển, bánh kếp, các loại bánh bao mặn và ngọt, bánh hoa lê, mứt táo gai, cháo lá sen... cùng các loại trà từ khắp vùng miền đã được đem đến.
Do thiết kế trên bàn xoay khổng lồ giống như mâm điển hình ở Trung Quốc nên du khách không cần phải đi bộ hết cả gian phòng, có thể đứng tại chỗ và chiêm ngưỡng trọn vẹn bàn tiệc.
Hami hay còn gọi là Kumul là địa danh thuộc phía Bắc Tân Cương, là một khu vực sản xuất đá trang trí lớn nhất của Trung Quốc. Nhờ có đặc điểm địa chất và khí hậu đặc biệt, thành phố này chứa một trữ lượng lớn các loại đá quý hiếm, độc đáo, được Hiệp hội đá trang trí Trung Quốc nhiều danh hiệu và nức tiếng, thu hút khách du lịch, nhà sưu tập.
Một trong những loại đá nổi tiếng ở đây là đá mã não, ngọc bích, malachite, đá núi lả, đá tràm, các loại đá sa mạc... qua hàng triệu năm dưới mưa tuyết, xói mòn đã tạo thành nhiều hình dáng và màu sắc kỳ lạ.
Nội dung và hình ảnh: Tổng hợp theo Sohu, Xinhua, Lotour