Cách người phụ nữ Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp Harvard trở thành nữ tỷ phú tự thân giàu thứ 6 tại Mỹ

Hà Lam
Thái Lee nắm 60% cổ phần tại SHI International, tập đoàn trị giá 12,3 tỷ đô la Mỹ - Vượt qua Kim Kardashian, Oprah Winfrey, Rihanna và Tory Burch trong bảng xếp hạng “Những nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ” của Forbes năm 2022.
thai-lee-nu-doanh-nhan-anh-huong-o-my-nguoi-phu-nu-han-quoc-dau-tien-tot-nghiep-havard-1660137283.jpg

Tại Mỹ, bà Thái Lee là nữ tỷ phú tự thân gốc Á nổi tiếng. Theo danh sách thường niên về những nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ năm 2022 do Forbes công bố, có tên Thái Lee, giám đốc điều hành công ty công nghệ SHI International (SHI), ở vị trí thứ 6.

SHI do bà điều hành là tập đoàn có người điều hành là nữ giới lớn nhất tại Mỹ. Theo thống kê của Forbes vào năm 2018, SHI International đứng trong top 3 công ty thành công nhất do người nhập cư thành lập. Vào năm 2020, SHI lọt vào danh sách Các Nhà tuyển dụng Tốt nhất cho Phụ nữ tại Hoa Kỳ.

Đến 2021, SHI trở thành tập đoàn IT hùng mạnh. Công ty bán sản phẩm phần cứng, phần mềm, ứng dụng, dịch vụ tư vấn cho hơn 15.000 khách hàng gồm các hãng nổi tiếng như Boeing, AT&T.

SHI có trụ sở chính tại Somerset, New Jersey và với các trung tâm hoạt động chính ở Austin, Texas và Milton Keynes, Vương quốc Anh, nhưng hoạt động trên toàn cầu, SHI được xếp hạng trong số 15 nhà cung cấp giải pháp CNTT lớn nhất Bắc Mỹ. Năm ngoái, doanh nghiệp công nghệ này đạt doanh thu kỷ lục 12,3 tỷ USD.

Không phải là nữ thừa kế giàu có, cũng không thừa hưởng tài sản từ vụ ly hôn nào, bà Thai Lee đã tự xây dựng sự nghiệp với 4,1 tỷ USD bằng chính thực lực của bản thân.

Thái Lee chịu ảnh hưởng lớn từ gia đình, là phụ nữ Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp Harvard

Thái Lee năm nay 64 tuổi, sinh ra ở Bangkok, Thái Lan và lớn lên ở Hàn Quốc. Khi 15 tuổi, bà đến Mỹ để theo học cấp 3.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Thai Lee theo học trường Cao đẳng Amherst của Massachusetts, có bằng kép về sinh học và kinh tế. Theo trang web chính thức của trường đại học, bà Lee đã trở thành doanh nhân thành công nhất của Amherst từ trước đến nay.

cach-nguoi-phu-nu-han-quoc-dau-tien-tot-nghiep-harvard-tro-thanh-nu-ty-phu-tu-than-giau-thu-6-tai-my-1-1660137434.jpg
Bà Thái Lee là nữ tỷ phú tự thân giàu thứ 6 tại Mỹ theo xếp hạng của Forbes. Ảnh:  Idol Birthdays

Lee thậm chí còn thú nhận rằng bà học sinh học và kinh tế để có thể tránh các lớp học viết và nói tiếng Anh vì trình độ của bà không trôi chảy vào thời điểm đó. Vào năm 2014, bà nhận bằng tiến sĩ danh dự và được trao tặng bằng khen từ trường cũ, Amherst.

Không chỉ vậy, Thai Lee còn sở hữu tấm bằng MBA danh giá của Trường Kinh doanh Harvard và là người phụ nữ Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp từ ngôi trường danh giá này.

“Tôi đã theo học Trường Kinh doanh Harvard, vì vậy trong trường hợp tôi thất bại trong việc khởi nghiệp, tôi sẽ có điều gì đó để rút lui,” bà nói với tạp chí Amherst .

Bà Lee cũng chia sẻ rằng mặc dù cha cô không thúc ép cô trở thành một nữ doanh nhân nhưng ông đã muốn cô chọn một nghề khác: “Thực ra, lời khuyên của cha tôi là trở thành một kỹ thuật viên y tế. Thậm chí không phải là bác sĩ ”.

Nữ tỷ phú cho hay, phần lớn thành công của bà có được như ngày hôm nay là nhờ sự ủng hộ từ gia đình, một hậu phương vững chắc. "Cha tôi là người có sức ảnh hưởng to lớn đối với chúng tôi. Ông ấy là người đàn ông tin vào sức mạnh của giáo dục sẽ làm thay đổi thế giới này", bà Lee chia sẻ trên trang web của Harvard.

cach-nguoi-phu-nu-han-quoc-dau-tien-tot-nghiep-harvard-tro-thanh-nu-ty-phu-tu-than-giau-thu-6-tai-my-2-1660137546.jpg
Gia đình bà Thái Lee. Ảnh: @jspujji/Twitter

Ông Daniel Lee Kie-hong, cha của bà Lee sinh ra ở Hàn Quốc, từng nhận được học bổng toàn phần tại Amherst. Ông trở thành một nhà kinh tế học nổi tiếng, góp phần thúc đẩy kế hoạch phát triển đất nước Hàn Quốc. Cha bà Lee từng muốn con gái theo ngành y tế nhưng ông để con gái tự do lựa chọn niềm đam mê của mình.

Thái Lee đã trải qua những công việc gì để trở nên giàu có?

Bà Lee trước đây đã làm việc tại tập đoàn chuyên sản xuất hàng tiêu dùng Procter & Gamble trong 2 năm và dành 2 năm tiếp theo ở công ty dịch vụ tài chính American Express trước khi đồng sáng lập SHI.

Năm 1989, Thai Lee kết hôn với Leo Koguan, một luật sư chuyên ngành giáo dục người Columbia, người rất ủng hộ việc bà thành lập công ty riêng.
Thời điểm tiếp nhận SHI International, công ty sắp phá sản, có 5 nhân viên.

Trên trang cựu sinh viên Trường Kinh doanh Harvard của bà thể hiện thông tin “dưới sự lãnh đạo của Lee, bà đã xoay chuyển tình hình kinh doanh và hoạt động với quan điểm lâu dài và tạo ra hàng trăm việc làm cho cộng đồng”.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh “Women in Cloud 2019”, bà Lee chia sẻ rằng nhờ vào việc vạch ra mục tiêu cụ thể đã giúp bà có được thành công.
Bà Lee nói “Tôi biết rằng mình cần phải chuẩn bị thật tốt cho kế hoạch tương lai, vì vậy những năm 20 tuổi tôi dành tất cả để học về kinh doanh”.

Bà đã vạch ra những mục tiêu khác nhau trong mỗi thập kỷ của cuộc đời mình, bắt đầu từ việc tập trung vào học tập ở những năm 20 tuổi, xây dựng doanh nghiệp ở tuổi 30 và có một gia đình ở tuổi 40.

cach-nguoi-phu-nu-han-quoc-dau-tien-tot-nghiep-harvard-tro-thanh-nu-ty-phu-tu-than-giau-thu-6-tai-my-3-1660137546.jpg
Ảnh: @SHI_Intl/Twitter

Cũng trong năm 1989, Lautek, một công ty phần mềm tại New Jersey đang gặp trục trặc, vợ chồng bà Lee đã nhận thấy những giá trị tiềm năng của công ty và quyết định mua lại với giá khoảng 1 triệu USD, từ tiền tích cóp của hai vợ chồng và vay mượn bạn bè.
Sau đó, cặp đôi đã đổi tên công ty thành Software House International (SHI) với giấc mơ tiến ra thị trường toàn cầu.

Năm 2018, bà tham gia hội đồng quản trị của PureTech Health, một công ty dược phẩm sinh học và là chi nhánh của Sonde Health chuyên phát triển công nghệ chẩn đoán dựa trên giọng nói.

Năm 2002, vợ chồng bà ly hôn và vẫn giữ mối quan hệ đối tác kinh doanh. Thai Lee giữ 60% cổ phần công ty, 40% còn lại thuộc về chồng cũ của bà.

Cảm hứng từ Đức Phật

Hiện tại, Thai Lee là một người mẹ đã ly hôn và hiện bà sống cùng hai cô con gái ở Lebanon, New Jersey trong 20 năm qua.

Một lời khuyên khác của bà dành cho các nữ doanh nhân là: "Khi gặp thất bại thì cũng không sao cả. Ít nhất thì bạn cũng đã cố gắng và làm hết sức mình rồi".

Bà Lee cũng cho rằng bản thân luôn cố gắng mỗi ngày để trở thành phiên bản tốt nhất của mình. Bà quan niệm rằng, tài sản chỉ hữu dụng khi nó thực sự có thể giúp ích được cho cộng đồng xã hội.

Bà đã quyên góp tiền bạc và thời gian cho nhiều tổ chức từ thiện, hầu hết là các tổ chức giáo dục và nghiên cứu ung thư bởi vì bà đồng cảm với hoàn cảnh các bệnh nhân khi chị gái bà cũng từng mắc ung thư tuyến tụy.

“Nếu bạn có thể vượt qua đói nghèo thông qua việc có tầm nhìn đó và áp dụng bản thân mỗi ngày để trở thành phiên bản tốt nhất mà bạn có thể trở thành, thì hãy biến vận may của bạn trở thành thứ thực sự có thể đóng góp cho xã hội,” bà nói với tạp chí máy tính CRN của Mỹ trong vào tháng Ba.

Bà cũng kết hợp giáo lý Phật giáo trong cuộc sống của chính mình. Bà nói: “Niềm tin cơ bản trong Phật giáo là cuộc sống không thể tránh khỏi đau khổ. “Vì vậy, học cách điều chỉnh kỳ vọng thực sự là một lợi thế rất lớn đối với tôi, kết hợp với sự chăm chỉ và học hỏi rằng giáo dục thực sự cho phép một người đạt được khả năng tiến xa.”