Harland Sanders sinh ngày 9 tháng 9 năm 1890 tại Henryville, Indiana, Mỹ. Ông mất cha khi được 6 tuổi. Năm lên 6, hoàn cảnh gia đình đã nghèo khó nay tất cả lại đổ dồn lên vai người mẹ khi cha ông qua đời, Harland Sander phải thay mẹ chăm sóc cho các em.
Câu chuyện cuộc đời ông là nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ, tự tin khởi nghiệp dù ở lứa tuổi nào. Dưới đây là 7 bài học được đúc kết từ cuộc đời của doanh nhân tài ba này:
1. Nghịch cảnh khiến bạn bộc lộ năng lực bản thân
Sanders học nấu ăn từ khi mới 7 tuổi. Cha của ông mất sớm, Sanders cùng mẹ chăm sóc các em từ nhỏ nên ông có cơ hội được vào bếp để thể hiện tài năng nhiều hơn.Cuộc sống vất vả tới mức chỉ một năm sau, cậu bé "tuổi ăn tuổi ngủ" ấy đã thành thạo mọi công việc bếp núc. Một năm sau ông đã có thể nấu được rất nhiều món đặc trưng của vùng. Năm 10 tuổi, ông bắt đầu công việc đầu tiên tại một nông trại gần nhà với số tiền là 2 USD/1 tháng. Khi ông 12 tuổi thì người mẹ tái giá. Năm 12 tuổi, do mâu thuẫn với cha dượng, Sanders rời nhà đi làm thêm tại một trang trại cách đó 130 km. Ông nhận ra việc học không thể nuôi sống mình lúc bấy giờ nên đã thôi học khi mới 16 tuổi.
Sau đó, ông đi lính 6 tháng tại Cuba. 17 tuổi bị đuổi việc 4 lần. Trong suốt thời gian này, duy chỉ có một điều không hề thay đổi đó là niềm đam mê nấu ăn đã bắt đầu nảy sinh trong ông ngay từ lúc còn rất nhỏ.
2. Nguyên tắc cơ bản của kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Cố gắng vượt qua những bi kịch, năm 40 tuổi, Harland Sanders bắt đầu gắn bó với công việc nấu nướng mà ông yêu thích từ nhỏ. Đó là một quầy thức ăn đặt tại trạm xăng của khu phố Corbin. Khi đang làm việc tại trạm xăng, nhận thấy nhu cầu của hành khách dừng chân tại đây, ông đã nảy ra sáng kiến chế biến một món ăn tiện lợi để phục vụ cho đối tượng khách này. Với các sáng kiến của mình, quán ăn của ông ngày càng đông, món ăn của quán dần trở thành món đặc trưng của bang Kentucky.
Năm 1935, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang, Thống đốc bang đã phong tặng Harland Sanders tước hiệu Kentucky Colonel - Đại tá danh dự bang Kentucky.
3. Hãy kiếm tiền từ công việc mình giỏi nhất
Vào năm 1950, sự xuống dốc của nền kinh tế và một số điều kiện không may khác đã đưa Sanders vào con đường phá sản ở tuổi 60. Ông phải bán lại cơ nghiệp với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế, với gia tài duy nhất còn lại chỉ là 105 USD tiền trợ cấp xã hội. Ở tuổi 60, cái tuổi đáng lẽ phải được nghỉ ngơi và an hưởng niềm vui, Harland Sanders một lần nữa va phải thất bại to lớn, tưởng chừng làm ngã quỵ bất cứ trái tim mạnh mẽ nào.
Lần đầu tiên nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, chỉ vỏn vẹn 105 USD, ông đã nghĩ đến việc tự tử, vì không thể sống ở xứ sở phù hoa với đồng lương hưu ít ỏi đấy. Ông đã mất tất cả rồi, công việc, gia đình… và tiền hưu thì cũng không thể nuôi nổi bản thân, vậy cuộc sống này còn điều gì để luyến tiếc? Và một vài phút suy tư trước khi ra đi, ông chủ của KFC đã viết những dòng đời về bản thân, về thất bại, về thành tựu đã đạt được trong đời…
Nhưng như để chứng minh với cuộc đời, một lần nữa ông lại làm lại từ đầu với việc sáng tạo thêm công thức gà rán mới. Ông nhớ lại hương vị những món ăn mà ông đã làm trong quán cà phê. Ông đã gửi hết tình yêu ẩm thực vào đấy, với sự kêt hợp biến hóa hoàn hảo của những gia vị để làm nên món gà rán nức lòng tất cả các vị khách, và tại sao lại không thử làm lại cuộc đời với “điều khiến mình tự hào nhất”?
Nghĩ là làm, ông liền mượn thêm 87 USD cộng với 105 USD tiền lương hưu và bắt đầu phi vụ làm ăn đầu tiên với món gà rán. Ông chiên gà với gia vị độc đáo được trộn lẫn từ 10 hương liệu bí mật của mình. Sau đó, ông kiên trì gõ cửa từng gia đình, từng cửa hàng và trổ tài chế biến món gà theo công thức mới này ngay trước mắt họ để mời chào cộng tác.
4. Muốn đi nhanh đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau
Năm 1952, Sanders lần đầu tiên nhượng quyền công thức gia vị bí mật của mình về món gà rán “Kentucky Fried Chicken” cho Pete Harman ở South Salt Lake, Utah, nhà điều hành của một trong những nhà hàng lớn nhất thành phố khi đó. Thương vụ thành công này đã mở ra nhiều cánh cửa mới cho Sanders.
Sau thành công của Pete Harman, một số chủ nhà hàng khác cũng đã yêu cầu nhượng quyền thương hiệu và trả cho Sanders 0,04 đô la mỗi miếng gà bán được.
Dần dần, Sanders ngày càng nhận được nhiều đề nghị nhượng quyền thương hiệu hơn. Đến năm 1963, có hơn 600 nhà hàng tại Mỹ và Canada bán món gà rán Kentucky.
Cách tiếp cận nhượng quyền thương mại độc đáo của Sanders mở ra một trang mới cho KFC. Chỉ sau 1 năm, KFC là một trong những chuỗi thức ăn nhanh đầu tiên mở rộng ra quốc tế, mở cửa hàng ở Canada và sau đó là ở Anh, Mexico và Jamaica.
Cứ kiên trì như vậy, đến năm 1964, ở tuổi 75 ông đã có tới hơn 600 cửa hàng nhượng quyền kinh doanh gà rán thương hiệu của mình.
5. Sản phẩm phải tạo sự khác biệt
Sanders đã nhận được bằng sáng chế bảo vệ phương pháp chiên gà độc lạ của mình vào năm 1962 và đăng ký slogan cho cụm từ “It’s Finger Lickin’ Good ” (Vị ngon trên từng ngón tay) vào năm 1963.
Với ông Sanders, thái độ phục vụ, chất lượng và độ sạch là những ưu tiên hàng đầu với bất kỳ cơ sở nào. Ông muốn mọi thứ phải được thực hiện đúng cách. Dù đó đơn thuần là việc lau sàn hay chỉ cho người đầu bếp cách chuẩn bị nước sốt đặc biệt. Không có việc gì trong một nhà hàng mà Sanders không sẵn sàng làm.
Thành công ngoài sức mong đợi, món gà của Sanders nhận lại được các phản hồi rất ngon và tiếng lành đồn xa. Ông Harland Sanders không ngừng nghiên cứu những công thức chế biến gà rán khác nhau.
6. Kiên trì là điều kiện quan trọng để tạo nên thành công
Trước khi công thức gà rán nổi tiếng được thị trường chấp thuận, ông chủ KFC nhận khoảng sau 1.009 lần bị từ chối. Nhờ sự kiên trì của ông, những nỗ lực được đền đáp xứng đáng, ông lần lượt được khách hàng, đối tác đón nhận. Ở độ tuổi 88 Harley Sanders đã trở thành triệu phú nước Mỹ.
7. Trao quyền để đạt được mục tiêu
Năm 1964, khi việc kinh doanh ngày càng phát triển và vượt quá tầm kiểm soát của Harland Sanders, ông đã bán cổ phần của mình trong công ty cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky. Công ty này sau đó lên sàn chứng khoán New York vào năm 1969 và được mua lại bởi PepsiCo vào năm 1986. Từ năm 2002, KFC thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn YUM! Restaurants International. Công ty này cũng sở hữu các chuỗi nhà hàng khác như Taco Bell và Pizza Hut.
Sau khi bán chuỗi cửa hàng của mình, “cụ” Sanders tiếp tục là Đại sứ của KFC - Kentucky Fried Chicken Corporation và được xếp là một trong hai người nổi tiếng được nhận diện nhiều nhất trên thế giới. Ngày nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán thành công và nổi tiếng thế giới với khoảng 23.000 nhà hàng tại 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Những bài học từ hành trình khởi nghiệp của Harland Sanders là rất lớn đến những ai muốn khởi sự và thành công trên con đường kinh doanh của mình. Đến nay, hình ảnh ông già tươi cười bên những phần gà rán thơm ngon đã phổ biến toàn cầu, và vị doanh nhân này mãi là nguồn cảm hứng cho các thế hệ doanh nhân sau này.