Danh sách 10 nhà hàng hoặc được điều hành bởi một đầu bếp đạt sao Michelin đắt nhất:
1. Sublimotion, Ibiza, Tây Ban Nha - 1,740 USD2. Ultraviolet của Paul Pairet, Thượng Hải, Trung Quốc - 1,422 USD
3. Kitcho Arashiyama Honten, Kyoto, Nhật Bản - 910 USD
4. Azabu Kadowaki, Tokyo, Nhật Bản - 825 USD
5. Masa, Thành phố New York, Hoa Kỳ - 800 USD
6. Joel Robuchon, Tokyo, Nhật Bản - 637 USD
6. Kikunoi Honten, Kyoto, Nhật Bản - 637 USD
6. Gion Maruyama, Kyoto, Nhật Bản - 637 USD
9. Guy Savoy, Paris, Pháp - 615 USD
10. Piazza Duomo, Alba, Ý - 580 USD
Giá trên tính trên người, chưa bao gồm thức uống và phí dịch vụ.
Nhà hàng Mỹ duy nhất lọt vào top 10 là Masa, là một nhà hàng chuyên ẩm thực Nhật Bản. Trong khi đó, Joel Robuchon tại Tokyo, đứng vị trí thứ 6 trong danh sách lại phục vụ các món ăn Pháp. Theo Chef's Pencil, Nhật Bản là nơi có số lượng nhà hàng đắt giá nhất được trao danh hiệu Michelin nhiều nhất trên thế giới. Trong đó Tokyo là thành phố có nhiều nhà hàng hơn bất kể nơi nào khác trong đất nước.
Tại sao nhà hàng Nhật Bản lại đắt đỏ như vậy?
Đầu bếp Masaharu Morimoto, người được hàng triệu người biết đến như là ngôi sao của các chương trình truyền hình nấu ăn như “Iron Chef” và “Iron Chef Mỹ” đã chia sẻ về những lý do mà các nhà hàng Nhật thường có giá đắt đỏ. “Các nhà hàng Nhật Bản cung cấp cá theo mùa từ khắp nơi trên thế giới, điều này làm tăng giá thành nguyên liêu. Bởi hải sản tương sống có thời hạn sử dụng ngắn. Do đó, chi phí vận chuyển và cả cách bảo quản những nguyên liệu này cũng làm giá thành tăng lên.”
Bên cạnh đó, những món Nhật đòi hỏi rất cao “kỹ năng của đầu bếp, sự chính xác và nghệ thuật trong quá trình chế biến các món ăn”. Các nhà hàng Nhật có thể thường có không gian khá nhỏ để thực khách có thể nhận được sự quan tâm từ đầu bếp.
“Các nhà hàng có số lượng chỗ ngồi hạn chế thường đang cố gắng mang đến những trải nghiệm ẩm thực gần gũi và nhiều ý nghĩa hơn cho khách hàng của họ. Nhiều nhà hàng sushi nổi tiếng chỉ có tối đa 8 chỗ ngồi, không có nhiều nhân viên.” - Morimoto cho biết.
Nhiều bữa ăn tại các nhà hàng Nhật Bản được phục vụ theo kiểu omasake, tức là thực khách giao phó hoàn toàn bữa ăn cho các đầu bếp hoàn toàn quyết định. Nguyên tắc của omasake chính là: không gọi món, không hỏi giá. Điều này cho phép các đầu bếp chủ động trong việc tạo ra “một cuộc phiêu lưu ẩm thực không hề giống bất kỳ nơi nào khác” nhằm đem đến cho thực khách “một trải nghiệm ăn uống khó quên với những con cá tươi ngon nhất và nhiều nguyên liệu đặc biệt khác cho bữa ăn thực sự độc đáp này.”
Nhật Bản vẫn chưa phải là quốc gia có nhà hàng Michelin đắt đỏ nhất
Mặc dù Nhật Bản chiếm hầu hết danh sách các nhà hàng đắt tiền nhất, nhưng nhìn chung đây vẫn chưa phải là quốc gia đắt đỏ nhất đối với những người tìm kiếm trải nghiệm từ sao Michelin. Theo một thống kê khác của Chef's Pencil công bố hồi tháng 9, dựa trên phân tích giá từ thực đơn nếm thử tại các nhà hàng đạt 2-3 sao Michelin, Nhật Bản đứng thứ 4 trong danh sách đó.Nhà hàng tại Đan Mạch mới là quốc gia có chi phí dùng bữa ăn đạt sao Michelin đắt đỏ nhất thế giới, với thực đơn trải nghiệm trung bình 404 USD/người. Trong khi đó, các nhà hàng ở Singapore và Thuỵ Điển lần lượt có giá trung bình là 364 USD và 327 USD. Còn ở Nhật Bản, chi phí trung bình là 322 USD cho một người dùng bữa tại nhà hàng 2 hoặc 3 sao Michelin.
Bữa ăn với giá 1,740 USD
Nằm trên hòn đảo Ibiza của Tây Ban Nha, Sublimotion được mệnh danh là “buổi biểu diễn ẩm thực” đầu tiên trên thế giới. Thực đơn nếm thử đắt nhất của nó có đến 1.740 USD/người cho 20 món ăn nhỏ. Nhà hàng chỉ có tối đa 12 chỗ ngồi, được khai trương vào năm 2014 do bếp trưởng Paco Roncerco từng đạt sao Michelin điều hành.
Người sáng lập Sublimotion - Eduardo Gonzales cho biết, nhà hàng sử dụng công nghệ thực tế ảo và các hiệu ứng đặc biệt để thêm các yếu tố âm thanh và ánh sáng vào bữa ăn. Ngoài các đầu bếp, làm việc tại nhà hàng còn có nhóm kỹ sư, nhà ảo thuật và đội ngũ viết kịch bản, nhà soạn nhạc. Tất cả là nhằm mục đích tạo ra “niềm vui khi ngồi vào bàn ăn” cho thực khách.