Làm giàu 104: 4 lời khuyên 'vàng' từ người quản lý 160 tỷ USD tài sản - tỷ phú Ray Dalio

Vị tỷ phú cũng khuyến khích các nhân viên có sự bất đồng, tạo cơ hội cho nhân tài và sẵn sàng từ bỏ vị trí điều hành tại công ty mà ông đã xây dựng, đồng thời là quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới - vì không muốn giữ chức lãnh đạo cho đến khi mình qua đời.

mrray-dalio-1668792787.jpg
Tỷ phú Ray Dalio trong một diễn đàn tại Trung Quốc năm 2019. Ảnh: Reuters

Raymond Dalio là một nhà đầu tư, quản lý quỹ, và nhà từ thiện người Mỹ. Dalio là người sáng lập công ty đầu tư Bridwater Associates, một trong số các quỹ đầu tư lớn nhất thế giới.

Thời điểm thành lập Bridgewater, trụ sở đầu tiên là căn hộ 2 phòng ngủ ở New York vào năm 1975, còn tỷ phú Dalio lúc bấy giờ từng là một trader và môi giới hàng hoá khi ông Bridgewater được đặt trụ sở tại Westport (Connecticut).

Nhờ thành tích vượt trội trong những năm 2000, công ty này đã quản lý hàng chục tỷ USD tài sản và có nhiều khách hàng là các tổ chức lớn. Thậm chí, công ty của Dalio còn kín tiếng đến mức nhiều người còn so sánh họ với một… 'giáo phái'.

Bridgewater của Raymond Dalio là một công ty rất đặc biệt. Dalio muốn tạo ra một “chế độ nhân tài lý tưởng” (idea meritocracy) và tin rằng cách tốt nhất để đạt được điều đó là nhờ “tính trung thực và minh bạch tuyệt đối”. Vị tỷ phú cũng khuyến khích các nhân viên có sự bất đồng. Công ty sử dụng ứng dụng “Baseball card” để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên và các cuộc họp đều được ghi lại.

Ông đồng thời là tác giả của một số cuốn sách giáo dục về tư vấn nghề nghiệp và đầu tư, bao gồm cả cuốn sách bán chạy nhất năm 2017 “ Principles: Life & Work”. 

Tính đến tháng 1/2018, ông là một trong 100 người giàu nhất thế giới, theo Bloomberg.

Sau 12 năm, ngày 30/9/2022 vừa qua, nhà sáng lập của Bridgewater Associates đã hoàn tất quá trình chuyển giao quyền lực, từ bỏ hoàn toàn quyền điều hành công ty mà ông đã xây dựng.

Theo Bloomberg Billionaires Index, ông Ray Dalio thành lập quỹ phòng hộ tại căn hộ ở New York năm 1975, quản lý khoảng 160 tỷ USD tài sản. Ông Ray Dalio đang sở hữu 15,6 tỷ USD.

Sau khi rời bỏ vị trí điều hành, ông Ray Dalio sẽ ở lại công ty với vai trò cố vấn, một vai trò mà ông đã trau dồi trong nhiều năm.

Dưới đây là 4 lời khuyên ‘vàng’ mà Dalio đã áp dụng trong suốt sự nghiệp kéo dài 5 thập kỷ. 

1. Thực hành tư duy cởi mở triệt để

Để thành công trong công việc, bạn cần đưa ra quyết định và điều đó đòi hỏi tư duy cởi mở triệt để. Tư duy cởi mở triệt để là khả năng phân tích các quan điểm khác nhau, mà không bận tâm đến cái tôi của bản thân cản đường.

Trước khi đưa ra quyết định,  phải luôn tính đến khả năng mình có thể phạm phải sai lầm. Trên thực tế, tỷ phú Dalio thường lắng nghe những ý kiến cùng lý do phản biện của những người đồng thuận và không đồng thuận.  Chỉ sau khi xem xét tất cả các quan điểm và thông tin liên quan, ông mới đưa ra quyết định.

Ông cho biết, “Bạn càng cởi mở, thì khả năng tự lừa dối bản thần càng ít, và càng có thêm cơ hội để người khác đưa ra phản hồi trung thực cho bạn”.

2. Làm việc trong một ‘môi trường phát triển ý tưởng’

Theo ông Ray Dalio, một môi trường làm việc tốt nhất là nơi “phát triển các ý tưởng” một cách dễ dàng và thuận lợi nhất, bất cứ ai cũng làm được.

 “Mối quan hệ có ý nghĩa nhất là khi bạn và mọi người có thể nói chuyện một cách cởi mở về mọi thứ, và cùng nhau học hỏi. Đồng thời, cùng nhau lắng nghe và hiểu được sự cần thiết của đối phương, để trở nên xuất sắc nhất có thể” - ông Ray Dalio cho biết.

Để các ý tưởng phát triển thì nội bộ phải mang tính xây dựng và tôn trọng. Không nên thiếu trung thực hay nói xấu đồng nghiệp của mình. Dù là ai đưa ra ý tưởng, cũng đều được hoan nghênh, và nhất định phải cùng bình tĩnh và tôn trọng nhau thì công việc sẽ thuận lợi.

3. Coi chừng ‘người nói nhanh’

Đừng để bản thân bị đe dọa bởi những người có thói quen nói nhanh. Những người nói nhanh đôi khi khá ẩu đoảng, luôn nói xen ngang và quyết đoán mọi thứ, không để ai kịp đánh giá, hay nhận xét.

Dalio chia sẻ: “Nếu bạn cảm thấy bị áp lực và không thể hiểu đối phương, hãy nói điều gì đó chẳng hạn như: Xin lỗi, nhưng tôi nghĩ là bạn nên nói chậm lại, để tôi có thể hiểu những gì bạn đang nói”.

4. Học hỏi từ những sai lầm

Năm 1982, ông Ray Dalio "đã cược tất cả vào một cuộc suy thoái kinh tế không bao giờ diễn ra" và mất toàn bộ tiền khi thị trường chứng khoán đi lên. Ông đã phải sa thải toàn bộ nhân viên của Bridgewater tại thời điểm đó.

"Tôi phá sản và phải vay bố 4.000 USD để thanh toán các chi phí trong gia đình" - ông cho biết. Đồng thời ông nói rằng, sai lầm này là một trong những điều tốt nhất từng xảy ra với bản thân ông, vì nó buộc ông đối diện với điểm yếu của bản thân – thứ đã khiến ông mắc sai lầm lớn.

Ai cũng mắc sai lầm. Sự khác biệt chính là những người thành công học hỏi được gì từ sai lầm mà những người khác không làm được.

“Những sai lầm đau đớn của tôi đã khiến tôi thay đổi quan điểm ‘Tôi biết tôi đúng’ sang quan điểm ‘Làm sao tôi biết mình đúng?’ Họ đã cho tôi sự khiêm tốn mà tôi cần để cân bằng sự hiếu thắng của mình”- ông cho biết.

Ngay cả khi khó khăn, điều quan trọng là phải thúc đẩy bản thân học hỏi. “Nếu bạn không thể chịu đựng được sai lầm, bạn sẽ không trưởng thành, bạn chỉ làm khổ chính mình và mọi người xung quanh.”

Link nội dung: https://dulichnghiduong.vn/lam-giau-104-4-loi-khuyen-vang-tu-nguoi-quan-ly-160-ty-usd-tai-san-ty-phu-ray-dalio-a25027.html