Người đặt nền móng cho phát minh sóng wifi là nữ minh tinh 'đẹp nhất thế giới'

Những bộ phim nổi tiếng, quả bom sex, mối tình với tỷ phú giàu có, 6 lần kết hôn rồi ly hôn dường như che đi câu chuyện về tư chất khoa học, những khám phá có ý nghĩa với lịch sử loài người của Hedy Lamarr, người phụ nữ nước Áo xinh đẹp.

hedy-lamarr-1661430680.png
 

Hedy Lamarr (sinh ngày 9/11/1914, tại Áo), bà từng được mệnh danh là "người phụ nữ đẹp nhất thế giới”, đóng hơn 30 bộ phim, như Geld auf der Straβe (“Money on the Street”), Ekstase (Ecstasy) và được vinh danh trên đại lộ Hollywood.

Có vẻ như Lamarr được nhắc đến nhiều hơn cả với nhan sắc, những bộ phim và chuyện tình cảm phức tạp. Minh tinh màn bạc này nổi tiếng như một "sát thủ" đối với giới mày râu, là quả bom tình dục. Đời tư của Hedy Lamarr không mấy suôn sẻ khi trải qua 6 lần kết hôn và ly hôn, vô số cuộc tình với các nhân vật đặc biệt như diễn viên, nhà sản xuất phim, nhạc sĩ và một ông trùm dầu mỏ ở Texas.

hedy-lamarr-1-1661430941.jpeg

Thực tế là, Hedy Lamarr luôn giữ cho sự tò mò về khoa học, kể cả khi bà hoạt động trong Hollywood. Ban ngày, bà vẫn là một diễn viên, nhưng khi đêm xuống, bà vui thích với công việc nghiên cứu và phát minh, nghiên cứu những thứ như một loại đèn giao thông mới, một viên nén có ga để làm nước ngọt, …

Khi Lamarr đến với doanh nhân, ông trùm hàng không, nhà sáng tạo Howard Hughes, bà càng có điều kiện khám phá khả năng phát minh của mình, ông ủng hộ đam mê của Lamarr, thậm chí từng gọi bà là “thiên tài”.

Hai người tài năng gắn bó với nhau vì tình yêu sáng chế của họ. Hughes đã tạo điều kiện cho bà tiếp cận với nhóm các nhà khoa học của ông để giúp bà thực hiện các phát minh của mình. Lamarr từng thiết kế một hình dạng cánh mới cho máy bay của Hughes, làm cho chúng có tính khí động học hơn. Điều này cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi nói đến những phát minh trước chiến tranh của Lamarr.


Năm 1940, Lamarr làm quen với George Antheil trong một bữa tiệc tối ở Hollywood. George Antheil là nhạc sĩ đã tạo ra bước ngoặt bất ngờ trong đời nữ minh tinh. Nhờ sự quan tâm đến âm nhạc, Lamarr đã nhanh chóng kết thân với Antheil và thường tới thăm ông. Họ cùng chơi đàn dương cầm và nói chuyện về âm nhạc, nghệ thuật và việc làm thế nào để hỗ trợ Mỹ trong cuộc đấu tranh chống chính quyền Đức Quốc xã. Antheil cũng phải chạy trốn khỏi châu Âu vì Hitler, nên cũng giống như Lamarr là những người chống đối mạnh mẽ chủ nghĩa Quốc xã cũng vì lý do cá nhân.

hedy-lamarr-and-george-antheil-1661430941.jpeg
Hedy Lamarr (giữa) và George Antheil(từ trái trang, thứ tư) trong một cuộc gặp gỡ. Ảnh: Georg Predota

Trong cuộc gặp gỡ, Lamarr và Antheil đã nảy sinh ý tưởng về cái gọi là “nhảy tần”. Nhảy tần là kĩ thuật cho phép thay đổi tần số giữa máy bay và ngư lôi dẫn đường để kẻ thù không thể làm nhiễu tín hiệu vô tuyến. Do các tín hiệu liên tục thay đổi, kẻ thù sẽ không thể dự đoán được.

Theo thông tin kể lại, Lamarr đã nhớ lại những buổi nói chuyện của người chồng cũ về việc sử dụng hiệu quả của ngư lôi. Theo đó, những tàu chiến của kẻ thù có thể dễ dàng tránh những quả ngư lôi không được điều khiển qua sóng vô tuyến. Ngược lại, những quả ngư lôi được điều khiển qua sóng vô tuyến có thể bị kẻ thù gây nhiễu bằng cách phong tỏa những tần số vô tuyến điều khiển ngư lôi. Từ đó, hai người đã nghĩ ra: Nếu ngư lôi và hệ thống điều khiển có thể cùng nhau thay đổi tần số thì không thể phong tỏa tần số của chúng được. Chỉ cần việc thay đổi tần số được thực hiện một cách đồng bộ.

Antheil lại nảy ra một ý tưởng nữa: Trong những năm 1920, ông đã soạn thảo "Ballet Mecanique", một tác phẩm âm nhạc do 16 đàn dương cầm tự động hoàn toàn trình diễn. Những chiếc đàn dương cầm này được điều khiển qua những cuộn băng đục lỗ và chơi hoàn toàn đồng bộ theo nhịp điệu. Chỉ cần chuyển nguyên tắc này sang ngư lôi và thay vì thay đổi phím đàn, giờ đây cùng lúc thay đổi tần số vô tuyến của hệ thống điều khiển và, như vậy không thể phong tỏa, làm nhiều được sự điều khiển ngư lôi từ xa. 

Từ những thảo luận trên, Lamarr và Antheil bắt đầu tìm cách cụ thể hóa ý tưởng của mình. Họ bắt đầu tiếp xúc với hải quân. Lúc rảnh rỗi, Lamarr thường tới căn cứ hải quân ở San Diego để thử nghiệm phương pháp nhảy tần số. Họ đã gửi bản thảo ý tưởng của mình tới Hội đồng Phát minh Quốc gia, tổ chức bao trùm của những nhà phát minh Mỹ. Nhận được thông tin, Charles Kettering, Giám đốc Hội đồng đã trực tiếp viết thư trả lời và khuyên họ nên đăng ký bản quyền phát minh nguyên tắc này. 

hedy-lamarr-and-george-antheil-2-1661430941.jpeg
Mô tả về phát minh "nhảy tần" của Lamarr và Antheil

Phát minh này mang lại cho Lamarr và Antheil bằng sáng chế vào ngày 11/8/1942, mang số hiệu 2.292.387, mô tả là "Một hệ thống viễn thông bí mật", thay đổi giữa 88 tần số vô tuyến (tương ứng với 88 phím đàn dương cầm). 

Lamarr và Antheil tình nguyện cung cấp miễn phí phát minh này cho hải quân Mỹ. Tuy nhiên, khi đó Hải quân Hoa Kỳ vẫn quyết định không áp dụng tính năng nhảy tần vào hoạt động quân sự, chiến tranh thế giới thứ II.


Tuy nhiên, Lamarr vẫn nỗ lực hết mình để hỗ trợ cho quân đội Mỹ trong chiến tranh thế giới II, bằng vị thế và quyền lực minh tinh của mình, không phải bằng phát minh thiên tài bị bỏ qua kia.

Vào năm 1957, quân đội Mỹ tiếp tục nghiên cứu về phương pháp nhảy tần. Đến năm 1962, công nghệ vô tuyến này lần đầu tiên được đưa ra áp dụng trong cuộc khủng hoảng Cuba. Những người đầu tiên đặt nền móng cho nghiên cứu này là Lamarr và Antheil không được hưởng lợi gì về tài chính vì bằng phát minh của họ đã hết hạn.

Đến những năm 1980, khi quân đội Mỹ cho giải mật công nghệ của phương pháp nhảy tần số, tiềm năng cách mạng thực sự của phát minh này mới được phát huy. Bởi vì không chỉ ngư lôi, mà việc liên lạc viễn thông giữa các điện thoại di động, các mạng vô tuyến và Internet di động mới được an toàn, không bị phá rối và nghe trộm thông qua phương pháp này. 

Trên thực tế, mỗi một máy điện thoại thông minh, mỗi một máy tính xách tay và mỗi một hệ thống định vị ngày nay đều hoạt động dựa trên phát minh của người phụ nữ xinh đẹp Hedy Lamarr. 

Nhìn lại quá trình, thành quả của Lamarr và Antheil đã không hoàn toàn trở nên lãng phí. Ý tưởng của họ về sau đã được sử dụng để phát triển các công nghệ WiFi, Bluetooth và GPS hiện đại. 
Ngày 19/1/2000, Lamarr qua đời tại nhà riêng ở Florida (Mỹ). Trong sự nghiệp diễn xuất, Hedy Lamarr được tôn vinh với một ngôi sao trên Đại lộ danh vọng (Walk of Fame) của Hollywood. Năm 2006, tên của bà đã được đặt cho một con đường tại Viên, nước Áo, cũng là quê hương bà.


Cũng trong năm 2006, phát minh của bà và đồng đội mới được công nhận. Béclin đã kêu gọi lấy ngày 9/11, ngày sinh của Hedy Lamarr, làm "Ngày của các nhà phát minh", để vào ngày này, tôn vinh những nhà tư tưởng sáng tạo nhất ở châu Âu.
 

Link nội dung: https://dulichnghiduong.vn/nguoi-dat-nen-mong-cho-phat-minh-song-wifi-la-nu-minh-tinh-dep-nhat-the-gioi-a24603.html