Quá khứ và tương lai của ngành đấu giá 2.500 năm tuổi: Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường tỷ đô, Mỹ theo sau

Mặc dù ngành đấu giá đã có từ năm 500 Trước Công nguyên, trải qua hàng nghìn năm, ngành công nghiệp nghệ thuật tỷ đô không những vẫn tồn tại mà còn phát triển vượt bậc với giá trị giao dịch khổng lồ đến 26,3 tỷ USD một năm…

Những giao dịch triệu đô cho một món đồ có vẻ đơn giản vẫn luôn khiến thế giới kinh ngạc ... Chỉ có thể là ngành đấu giá!

Bạn biết gì về ngành đem về hàng chục tỷ đô mỗi năm này?

1. Bạn có biết ngành đấu giá xuất phát từ “thị trường hôn nhân"?

Đấu giá xuất hiện lần đầu tiên như là một “thị trường hôn nhân”

Từ rất lâu, đấu giá được hình thành từ nền văn minh cổ đại. Khoảng năm 500 trước CN, theo ghi chép của một nhà sử học Hy Lạp, hình thức đấu giá lần đầu tiên xuất hiện tại Babylon, với đối tượng được mua bán là phụ nữ. Lúc đó hình thức đấu giá được xem là một nghi thức cưới hỏi.

Vào thời đó, chỉ duy nhất đấu giá là hợp pháp để hỏi vợ, còn những vụ “buổi hỏi cưới nàng dâu” ở ngoài buổi đấu giá thì được coi là phạm luật.

Giá cả của những người phụ nữ không được cho là đẹp luôn là con số âm. Những người phụ nữ xinh đẹp hơn thì được đưa tới những buổi đấu giá cao cấp hơn, còn những người phụ nữ xấu thì không những không mất tiền để mua mà gia đình người bán còn phải đưa ra của hồi môn. 

thi-truong-hon-nhan-babylon-1659940164.jpg
Thị trường hôn nhân Babylon. Ảnh: Wiki

Tiếp đó, hình thức đấu giá khác được phát hiện ở các cuộc chiến tranh của Đế chế La Mã cổ đại, họ bán đấu giá tất cả những gì họ có chiếm đoạt được từ cuộc chiến tranh như một chiến lợi phẩm, được biết đến với tên gọi là Atrium Auctionarium.

Và thời đó, đối tượng bán đấu giá không có giới hạn, từ đồ vật, tài sản như các tòa lâu đài cho đến con người, như người hầu, nô lệ hay các đế chế, vương quyền là những đối tượng thường xuyên được đem ra bán đấu giá.

Đặc biệt là đấu giá những “kẻ phản bội quốc gia” làm nô lệ là điển hình, và tiền thu từ hoạt động này được sử dụng để tài trợ cho những hoạt động chiến tranh trong tương lai.

Người La Mã cũng sử dụng đấu giá để “thanh lý tài sản” của những con nợ.

Đấu giá ở thời Phục Hưng hiện đại

Vào năm 1641 trong hồ sơ của House of Lords, xuất hiện loại đấu giá mà thời lượng của nó được đo bằng một cây nến. Không cần biết giá cao thấp hay còn người muốn đấu giá, chỉ cần cây nến cháy hết, thì nhà đấu giá sẽ kết thúc buổi đấu giá và công bố người chiến thắng.

Tục lệ này nhanh chóng trở nên phổ biến, và vào năm 1660. "Nhật ký của Samuel Pepys về cuộc sống ở London của ông ghi lại hai lần khi Bộ Hải quân (chủ nhân của ông) bán những con tàu dư thừa "bằng một inch nến - khoảng 2,54cm" (tháng 11 năm 1660 và tháng 9 năm 1662). 

Pepys cũng kể lại một điều thú vị từ một người đấu giá thành công nhiều lần rằng, người đã quan sát thấy, ngay trước khi cháy hết, một bấc nến luôn bùng lên một chút: khi nhìn thấy điều này, anh ta sẽ hét lên con số - và chiến thắng - giành giá thầu cuối cùng cho mình.

mot-buoi-dau-gia-cuoi-tk-xix-tai-hotel-drouot-paris-1659940164.jpg
Một buổi đấu giá cuối thế kỷ 19 tại Hotel Drouot, Paris. Ảnh: Albert Bettannier

Mãi cho đến thế kỷ 17, các cuộc đấu giá nghệ thuật mới được thực sự phổ biến, một lần nữa khi sự xuất hiện của một cơ sở sưu tập trong tầng lớp trung lưu buôn bán ở Flanders, Hà Lan và một số vùng của Ý đã tạo nên sự phát triển rực rỡ của thị trường đấu giá. Báo chí bắt đầu đưa tin về việc bán đấu giá các tác phẩm nghệ thuật trong các quán cà phê và quán rượu ở London và Paris, và vào năm 1674, nhà đấu giá đầu tiên, Stockholms Auktionsverk, đã mở cửa kinh doanh tại Stockholm. Từ đây, các nhà đấu giá khác lần được được ra đời.

Châu Á tiếp cận và tổ chức các cuộc đấu giá muộn hơn so với châu Âu. Ở Trung Quốc, đồ dùng cá nhân của các nhà sư Phật giáo quá cố mới được bán đấu giá vào đầu Thế kỷ thứ VII sau Công Nguyên.

Từ cuối Đế chế La Mã đến thế kỷ 18, các cuộc đấu giá không còn được ưa chuộng nhiều ở châu  Âu, trong khi chúng chưa bao giờ phổ biến ở châu Á.

2. Những nhà đấu giá lâu đời và những lần đầu tiên:

Vào ngày 28 tháng 03 năm 193 Sau Công Nguyên, ngày diễn ra một trong những cuộc đấu giá lịch sử quan trọng nhất - đấu giá cả một đế chế. Đội cận vệ Pháp quan lần đầu tiên giết hoàng đế Pertinax, sau đó dâng đế chế cho người trả giá cao nhất. Didius Julianus đã trả giá cao hơn những người khác với giá 6.250 drachmas cho mỗi người bảo vệ, một hành động khơi mào một cuộc nội chiến.

Nhà đấu giá đầu tiên được biết đến trên thế giới là Nhà đấu giá Stockholm, Thụy Điển (Stockholms Auktionsverk), được thành lập bởi Nam tước Claes Rålamb vào năm 1674. Stockholms Auktionsverk đã tồn tại hơn 300 năm, lâu đời nhất trên thế giới, các khách hàng của nhà đấu giá này là vua chúa và các nhà sưu tập nổi tiếng. Cuộc đấu giá đầu tiên của Stockholm Auktionsverk được ghi nhận bao gồm Kinh thánh và một chiếc yên nhung đen (trị giá 119 đô la Mỹ ngày nay).

Sotheby's, hiện là nhà đấu giá lớn thứ hai thế giới, được thành lập tại London vào ngày 11 tháng 3 năm 1744. Sotheby’s bán được lô đấu giá đầu tiên khi người sáng lập Samuel Baker chủ trì việc đưa vài trăm cuốn sách khan hiếm và có giá trị thuộc dòng sách nhẹ nhàng (Polite Literature) với giá 826 bảng Anh (tương đương 288 ngàn USD ngày nay). Kiệt tác The Scream của Edward Munch được bán với giá kỷ lục $119,922,500 trong năm 2012; Silver Car Crash Double Disaster, Andy Warhol 1963 được bán với giá 105.000.000 USD (kỷ lục thế giới). Các bộ sưu tập đáng chú ý từ Gianni Versace, Jacqueline Kennedy Onassis, Greta Garbo và David Bowie cũng được bán thông qua nhà đấu giá.

Christie's, hiện là nhà đấu giá lớn nhất thế giới, được James Christie thành lập năm 1766 tại Luân Đôn. Nhà đấu giá Christie’s xuất bản danh mục đấu giá đầu tiên vào năm thành lập với các mặt hàng gia dụng bao gồm “tấm thảm dệt kim tuyệt đẹp” với giá 50 guineas (13 ngàn USD). Và Christie’s đánh dấu cột mốc lịch sử của mình với cuộc đấu giá Nô lệ lớn diễn ra vào năm 1859 và được ghi nhận là vụ mua bán nô lệ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ - 436 đàn ông, phụ nữ và trẻ em.

Nhà đấu giá Heritage là một nhà đấu giá đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Dallas, Texas. Được thành lập vào năm 1976, là nhà đấu giá các bộ sưu tập cổ tích , truyện tranh , mỹ thuật, sách, phụ kiện sang trọng, bất động sản và kỷ vật từ phim ảnh, âm nhạc, lịch sử và thể thao. Nhưng khởi đầu của nó bắt đầu với đồng xu vàng bốn đô la Mỹ, vật phẩm sáng giá tại sự kiện khai trương của nhà đấu giá ở Dallas, được bán với giá 17 ngàn USD (84 ngàn USD hiện nay). Và gần đây, năm 2022, nhà Heritage lại nổi bật với cuộc đấu giá Huy chương Nobel hòa bình của nhà báo Nga Dmitry Muratov. Huy chương được bán để mang lại lợi ích cho những người tị nạn từ Ukraine thông qua UNICEF . Huy chương được bán vào ngày 21 tháng 6 năm 2022 với giá 103,5 triệu đô la Mỹ, mức giá cao nhất từng được ghi nhận cho một huy chương Nobel.

nha-bao-dmitry-a-muratov-tai-buoi-dau-gia-1659940163.jpg
Nhà báo Dmitry A. Muratov tại buổi đấu giá. Ảnh: Kena Betancur/AFP

eBay được thành lập vào năm 1995 bởi Pierre Omidyar. Tập đoàn eBay là một công ty của Hoa Kỳ, quản lý trang web eBay.com, một website đấu giá trực tuyến, nơi mà mọi người khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc đăng tải những món đồ mà mình muốn bán. Giao dịch đầu tiên trên trang web, được gọi là AuctionWeb vào thời điểm đó: con trỏ laser bị hỏng được bán với giá 14,84 USD, tương đương khoảng 28 USD theo tỷ giá hiện nay.

eBay nổi tiếng với những thương vụ khác như: Bữa trưa với tỷ phú Warren Buffett - 2,63 triệu USD; Bức ảnh Sam, chú khỉ vũ trụ nổi tiếng - 5 triệu USD

ty-phu-warren-buffett-1659940164.jpg
Bữa trưa với tỷ phú Warren Buffett - 2,63 triệu USD

Ảnh chú khỉ Sam được bay vào không gian, dù đây là bức ảnh độc, nhưng với mức giá cao như vậy thì bức ảnh không thu hút được người mua.

anh-chu-khi-sam-bay-vao-khong-gian-1659940163.jpg
Ảnh chú khỉ Sam được bay vào không gian

Thương vụ đắt nhất của nhà eBay: siêu du thuyền, 168 triệu USD, thuộc về tỷ phú Nga Roman Abramovich...

sieu-du-thuyen-duoc-dau-gia-168-trieu-usd-1659940163.jpg
Thương vụ đắt nhất của nhà eBay: siêu du thuyền, 168 triệu USD

Nifty Gateway: thành lập năm 2018, là nhà đấu giá điện tử đấu giá những sản phẩm ảo, tác phẩm trên máy tính. Trang web bắt đầu bán NFT, tạm dịch là Token không thể thay thế (NFT) là một tài sản ảo đại diện cho các vật phẩm trong thế giới thực như nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm game. Đây là loại token mã hóa trên blockchain đại diện cho một loại tài sản duy nhất.. Bắt đầu đấu giá vào năm 2020 với các phiên bản kỹ thuật số của bản ghi âm cổ điển của nghệ sĩ L.A., Lyle Owerko, được gọi là dự án Boombox, với giá 2.500 USD.

nba-top-shot-230-trieu-usd-1659940164.jpg
NBA Top Shot được bán với giá 230 triệu USD. Ảnh: NBA Top Shot.

NBA Top Shot (230 triệu USD). Hệ thống thẻ giao dịch dựa trên nền tảng blockchain gồm những pha highlight của giải Bóng rổ Nhà nghề Mỹ (NBA) đã đạt tổng doanh thu 230 triệu USD. Chiếc thẻ của cầu thủ LeBron James đang là vật phẩm đắt nhất của NBA Top Shot khi được bán với giá 208.000 USD.

Các nhà đấu giá lâu đời khác vẫn còn hoạt động bao gồm Göteborgs Auktionsverk (1681), Dorotheum (1707), Uppsala auktionskammare (1731), Mallams (1788), Bonhams (1793), Phillips de Pury & Company (1796), Freeman's (1805) và Lyon & Turnbull (1826).

3. Những cột mốc quan trọng của ngành đấu giá 

Ngành đấu giá tính tới nay đã trải qua hơn 2,500 năm, từ một thị tường hôn nhân đến tổ chức các buổi đấu giá từ thiện phi lợi nhuận.

Thành tựu của ngành đấu giá: 

gia-tri-ban-dau-gai-tu-nam-2011-2021-1659940163.jpg

Giá trị bán hàng tại các cuộc đấu giá công khai các tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ trên toàn thế giới tăng khoảng 47% vào năm 2021 so với năm trước, sau khi giảm mạnh vào năm 2020 do đại dịch coronavirus (COVID-19). Nhìn chung, giá trị giao dịch tại các cuộc đấu giá công khai toàn cầu lên tới 26,3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021, vượt qua con số được ghi nhận vào năm 2019.

Đấu giá từ thiện là một trong bốn hình thức đấu giá phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng nhất trong ngành công nghiệp đấu giá. Thu nhập ròng từ những buổi đấu giá từ thiện ước tính khoảng 16,2 tỷ USD vào năm 2007, tăng 4,1% so với năm trước đó.

Từ năm 2003 đến 2007, ngành công nghiệp đấu giá từ thiện phát triển với tốc độ nhanh, khoảng 21%. Ước tính khoảng ⅔ các thành viên Hiệp hội đấu giá quốc gia đã tiến hành ít nhất một cuộc đấu giá từ thiện trong năm 2007.

4. Quốc gia nào đang dẫn đầu thị trường đấu giá?

Năm 2021, Trung Quốc là thị trường hàng đầu về doanh số bán đấu giá công khai trên toàn thế giới, chiếm khoảng một phần ba tổng giá trị bán đấu giá toàn cầu. Năm đó, Hoa Kỳ theo sát phía sau, chiếm 32% thị trường.

5. 7 xu hướng đấu giá bạn sẽ thấy vào năm 2022

Các chuyên gia thị trường nghệ thuật gần đây đã tiết lộ bảy xu hướng có khả năng định hình thị trường đấu giá vào năm 2022. 

Nhà đấu giá cung cấp hơn 65.000 đồ vật thuộc 16 hạng mục khác nhau, từ khảo cổ học đến rượu whisky. Họ cũng tuyển dụng hơn 240 chuyên gia nội bộ, tất cả đều có rất nhiều kinh nghiệm. Cuối cùng đã đưa ra được 7 xu hướng đấu giá mà sẽ được ưa chuộng trong năm 2022 này.

Xu hướng 1: Đồ thủ công

tac-pham-thieu-nu-khoac-ao-mua-ha-chai-dau-1659940164.jpg
Thiếu nữ khoác áo mùa hạ chải đầu – 1920 - kiệt tác tranh khắc gỗ Nhật Bản. Ảnh: wiki

Ngày nay, các đồ vật thủ công đặc biệt được săn đón, là những thứ được làm thủ công với niềm đam mê và dấu ấn cá nhân. Tôn vinh tính cá nhân và thủ công mỹ nghệ.

Xu hướng 2: Những tác phẩm bất hủ

chiec-tui-chanel-duoc-ban-dau-gia-1659940163.jpg
Ảnh: Catawiki

Một xu hướng khác là những tác phẩm kinh điển không thể lẫn vào đâu được - đồ vật, ngoại hình và thương hiệu chứng tỏ sự phổ biến và được thèm muốn năm này qua năm khác. Đối mặt với vô số lựa chọn sản phẩm, người mua sắm hiện đại ngày càng bị thu hút bởi những đồ vật vượt thời gian như guitar Fender và túi Louis Vuitton. 

Xu hướng 3: Tự nhiên

bo-xuong-hoa-thach-khung-long-gorgosaurus-1659940163.jpg
Bộ xương hóa thạch khủng long Gorgosaurus. Ảnh: AP

Xu hướng 'Trái đất và Thiên nhiên' sẽ tác động đến nhiều hạng mục đấu giá; từ thời trang đã qua sử dụng làm từ cashmere và da thuộc, đến hóa thạch và rượu vang tự nhiên và hữu cơ.

Xu hướng 4: Di sản văn hóa

di-san-van-hoa-1659940164.jpg
Một trong những di sản văn hóa được bán đấu giá. Ảnh: Catawiki

Xu hướng này bao gồm các tác phẩm từ thời cổ đại với một câu chuyện mạnh mẽ để kể, hoặc các bức tranh về Chủ nhân cũ đã được yêu thích qua nhiều thế hệ. Được yêu thích bởi cả các nhà sưu tầm đương đại và hiện đại.

Xu hướng 5: Đồ cổ được nâng tân trang

do-co-duoc-tan-trang-1659940164.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh: Catawiki

Xu hướng này có liên quan chặt chẽ với xu hướng thứ nhất (sự khéo léo), nhưng ở đây trọng tâm là tính cá nhân. Nó liên quan đến cuộc sống mới được thổi vào một tác phẩm cổ điển. Ví dụ: năm 2022 có thể thấy chỗ ngồi từ một chiếc xe điện cũ được biến thành đồ nội thất trong phòng khách hoặc một chiếc ô tô cổ điển được nâng cấp với động cơ điện.

Xu hướng 6: Hoài niệm về những năm 90

chiec-kinh-mat-cua-nha-chanel-tu-nhung-nam-90-1659940162.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh: Catawiki

Các chuyên gia dự đoán những vật phẩm thuộc những năm 1990 sẽ ngày càng gia tăng trong năm tới. Sức mua của thế hệ millennials đang tăng đều và 'những đứa trẻ 90' ngày càng khao khát những đồ vật đặc biệt đã định hình tuổi trẻ của họ. Gen-Z sẽ giúp thúc đẩy xu hướng, vì nhóm tuổi này đã nhiệt tình đón nhận thời trang và sự quyến rũ của những năm 90. Mong đợi để chứng kiến ​​sự hồi sinh của thập niên 80, vốn đã rất phổ biến trong những năm gần đây, dần dần được thay thế bằng những hoài niệm của thập niên 90.

Xu hướng 7: Thỏa mãn

audemars-piguet-royal-oak-duoc-ban-dau-gia-11-trieu-usd-1659940163.jpg
Audemars Piguet Royal Oak được bán đấu giá 1,1 triệu USD. Ảnh: GQ

Có rất nhiều người sẽ yêu thích những viên kim cương lấp lánh nhiều màu sắc, những chiếc đồng hồ đeo tay sang trọng hay một nhãn rượu lâu đời.

6. Những tác phẩm được bán với mức giá đắt nhất

6.1. Salvator Mundi của Leonardo Da Vinci

Phá vỡ kỷ lục hiện có về bức tranh đắt nhất, Salvator Mundi đã được bán với giá khổng lồ 450.312.500 USD tại Christie's New York vào năm 2017. Người ta chỉ cho rằng khoảng 20 bức tranh của Leonardo vẫn còn tồn tại và sự khan hiếm của chúng đã khiến giá trị của những bức tranh đó tăng lên đáng kể.

buc-hoa-salvator-mundi-1659940163.jpg
Bản sao bức tranh sau khi được phục chế bởi Dianne Dwyer Modestini, giáo sư nghiên cứu tại Đại học New York. Ảnh: Wiki)

Người sở hữu bức tranh chính xác vẫn chưa được xác định: nó được cho là đã bán cho Thái tử Badr bin Abdullah, người có lẽ đã mua nó thay cho Mohammed bin Salman, Thái tử Ả Rập Saudi.

6.2. Kiệt tác The Scream của Edvard Munch được bán với giá kỷ lục $ 119,922,500 trong năm 2012

Phòng bán đấu giá Sotheby’s ở New York rộ lên tiếng trầm trồ, xuýt xoa khi bức tranh này được đem ra với hai vệ sĩ đứng canh hai bên. Nó nhanh chóng được bảy người tranh mua với giá khởi điểm là 40 triệu USD. Những người tổ chức dự đoán rằng tác phẩm này sẽ đạt khoảng 80 triệu USD.

Sau hơn 12 phút, cuộc chiến giành quyền sở hữu tuyệt tác này kết thúc. Phần thắng thuộc về một người tham gia đấu giá qua điện thoại với giá 119.922.500 USD bao gồm cả phí bảo hiểm của người mua. Danh tính người mua không được tiết lộ

the-scream-cua-edvard-munch-duoc-ban-voi-gia-ky-luc-119922500-trong-nam-2012-1659940164.jpg
Kiệt tác The Scream của Edvard Munch. Ảnh: bestplus.vn

6.3. Mặt dây chuyền ngọc trai của Marie Antoinette

Vào năm 2018, một trong những bộ sưu tập đồ trang sức hoàng gia quan trọng nhất từng được nhìn thấy trong một nhà đấu giá đã được bán bởi hoàng gia Ý Bourbon-Parma tại Sotheby's Geneva. Trong số những món đồ vô giá này có một viên ngọc trai nước ngọt hình giọt nước lớn treo trên một chiếc nơ nạm kim cương từng thuộc về Marie Antoinette , Nữ hoàng xấu số của Pháp.

mat-day-chuyen-ngoc-trai-cua-marie-antoinette-1659940163.jpg
Một mặt dây chuyền bằng ngọc trai và kim cương thuộc sở hữu của Nữ hoàng Pháp Marie Antoinette, ngày 12 tháng 10 năm 2018 (trái) / Marie-Antoinette, 1775 (phải)

6.4. Codex Leicester của Leonardo da Vinci

Một tác phẩm khác của Leonardo đứng đầu kỷ lục về cuốn sách đắt nhất từng được bán đấu giá. 72 trang Codex Leicester được bán tại Christie's New York với giá 30,8 triệu USD cho một người mua giấu tên, người mà sau đó được tiết lộ không ai khác chính là tỷ phú Microsoft, Bill Gates.

Được viết từ năm 1508 đến năm 1510, codex sử dụng cách viết nhân bản để tạo ra một loại mã đặc biệt. Codex Leicester chứa đầy những suy nghĩ của ông về nhiều chủ đề khác nhau, cũng như hơn 360 bản phác thảo cho các phát minh bao gồm những thứ như ống thở và tàu ngầm.

codex-leicester-cua-leonardo-da-vinci-1659940164.jpg
Codex Leicester của Leonardo da Vinci. Ảnh: kyluc.vn

6.5. The Shot Sage Blue Marilyn của Andy Warhol

Hình ảnh Marilyn Monroe trên màn ảnh lụa mang tính biểu tượng này đã được bán với giá kỷ lục 195 triệu USD tại cuộc đấu giá năm 2022 ở New York, trở thành tác phẩm nghệ thuật thế kỷ 20 đắt giá nhất mọi thời đại. Bức tranh dựa trên một trong những bức ảnh quảng cáo của cô cho bộ phim Niagara năm 1953. Warhol đã tạo ra nó và các tác phẩm tương tự khác sau cái chết của nữ diễn viên vào năm 1962. Dựa trên các báo cáo, người mua là nhà buôn nghệ thuật người Mỹ Larry Gagosian.

the-shot-sage-blue-marilyn-cua-andy-warhol-1659940163.jpg
The Shot Sage Blue Marilyn của Andy Warhol. Ảnh: nytimes.com

Ngọc Bích

Link nội dung: https://dulichnghiduong.vn/qua-khu-va-tuong-lai-cua-nganh-dau-gia-2500-nam-tuoi-trung-quoc-dang-dan-dau-thi-truong-ty-do-my-theo-sau-a24544.html