Tỷ phú nuôi heo giàu nhất Trung Quốc: Từ chối đường trải thảm đỏ, sẵn sàng từ chức, mặc kệ chế giễu, thành công nhờ triết lý “nuôi heo như con”

Đậu đại học nhưng lại từ bỏ để về quê chăn heo. Ai ngờ lại cầu được phú quý trong cảnh khốn cùng!

Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Ôn Gia Bảo đã từng nói: "Tôi đã nghe nói về anh. Anh là "học sĩ chăn nuôi lợn" ở Nam Dương phải không? Anh đúng là giỏi thật. Anh xuất khẩu toàn bộ số lợn ra nước ngoài. Anh thực sự đã giành được vinh quang cho đất nước!".

Doanh nhân được nói đến là Tần Anh Lâm, chủ tịch của Muyuan Co.,Ltd.

1. Đi ngược hướng: từ chối đường trải thảm đỏ, tôi muốn học nuôi heo 

Gia đình Tần Anh Lâm đã làm nông kiếm sống từ bao đời nay, cộng với việc nuôi nấng 5 người con nên họ đã phải sống trong cảnh nghèo khó. Nhưng dù vậy, cha của ông vẫn nhất quyết chu cấp cho mấy đứa con ăn học, hy vọng rằng các con sẽ không đi theo lối mòn cũ của mình.

Tần Anh Lâm thấy cha mẹ phải sống cảnh khổ, trong lòng ông khó chịu vô cùng. Một ngày nọ, ông nhìn thấy một mẩu tin trên tờ nhật báo nhân dân: Hộ gia đình đầu tiên của Trung Quốc làm giàu nhờ nuôi lợn. Ông hào hứng về nhà động viên bố nuôi lợn.

Cha ông đương nhiên tin tưởng đứa con học giỏi của mình. Để có được tiền vốn, cha của ông đã bất chấp giá rét khắc nghiệt giúp người khác đào vỏ sen trong ba tháng. Ngay khi gia đình ông mua được 20 con lợn con thì một trận dịch hạch đã tiêu diệt tất cả. Nhìn thấy cha mình rầu rĩ, Tần Anh Lâm cảm thấy rất có lỗi.

Kết thúc kỳ thi tuyển sinh đại học, theo điểm của Tần Anh Lâm, hiệu trưởng đã giúp ông giành được vị trí duy nhất của trường được đề cử vào đại học Hà Nam. Nhưng ai ngờ rằng Tần Anh Lâm lại từ chối cơ hội đáng thèm muốn này: "Tôi muốn vào đại học nông nghiệp để học kỹ thuật chăn nuôi, sau này tôi muốn nuôi lợn!".

Chẳng ai ủng hộ quyết định này, nhưng Tần Anh Lâm vẫn kiên định đi ngược hướng của thế giới.

2. Từ chức: không sợ bị chế giễu, bắt đầu từ 22 chú heo con

Sau khi tốt nghiệp, ông không trực tiếp đi chăn lợn, mà nhận sự phân công của tổ chức vào làm việc tại nhà máy thịt. Ba năm sau, Tần Anh Lâm vẫn lựa chọn từ chức: "Tôi muốn về nhà chăn lợn!".

Vào tháng 11 năm 1992, Tần Anh Lâm nghỉ việc và trở về quê hương cùng vợ. Người ở quê ông lúc bấy giờ ai cũng đều tiếc chén cơm béo bở ở nhà máy thịt thay ông. Tần Anh Lâm đã phải chịu rất nhiều áp lực. Một là vì sự bàn tán của mọi người, hai là vì vốn khởi nghiệp.

Làn này ông không chăn nuôi theo cách truyền thống, ông sử dụng cách quản lý khoa học để chăn nuôi lợn với quy mô lớn. Vì vậy, tiền vốn cũng sẽ rất cao. Với số tiền dành dụm trong ba năm làm việc và vay mượn anh em trong nhà, hai vợ chồng cũng không đủ vốn khởi nghiệp. Sau tất cả, trang trại lợn vẫn cần thêm 10.000 nhân dân tệ để hoàn thành việc xây dựng.

Áp lực là áp lực, nhưng vì ước mơ nuôi lợn và hoàn trả hết tiền cho gia đình, Tần Anh Lâm không từ bỏ, ông chọn tiếp tục tìm kiếm vốn. Ông chạy 12 chuyến tới lui các chỗ vay tín dụng trong thôn để vay 10.000 nhân dân tệ, và cuối cùng đã thành công.

Tỷ phú nuôi heo giàu nhất Trung Quốc: Từ chối đường trải thảm đỏ, sẵn sàng từ chức, mặc kệ chế giễu, thành công nhờ triết lý “nuôi heo như con” - Ảnh 1.

 

3. Coi trọng khoa học: khó khăn dồn dập, gian khổ lập nghiệp

Nhìn thấy những con heo nhỏ này từ từ lớn lên, trong lòng Tần Anh Lâm tràn đầy vui mừng. Nhưng thời gian tốt đẹp chẳng kéo dài được bao lâu, giống như lịch sử mười năm trước, một trận dịch lại bất ngờ ập đến khiến heo của Tần Anh Lâm chết hết.

Một doanh nhân chân chính phải học cách dùng bàn tay trái để sưởi ấm bàn tay phải trong những thời khắc đen tối nhất, cuối cùng chỉ có bạn mới có thể giúp bạn vượt qua khó khăn. Tần Anh Lâm không mất nhiều thời gian để lau nước mắt và bắt đầu lại cuộc hành trình.

Ông cắn răng chịu đạn, vay tiền mua lại một lứa lợn con. Với bài học đầu tiên, ông chăm sóc lợn tỉ mỉ hơn, đến năm 1994, quy mô trang trại lợn của ông đã mở rộng lên 2.000 con.

Một ngày năm 1994, ba con lợn con trong trại lợn của Tần Anh Lâm đột ngột chết sau khi ăn uống no nê. Vợ chồng ông vội đến khám nghiệm nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân. Vài ngày sau, lại chết thêm 4 con.Ông nhanh chóng đóng cửa trại lợn, cách ly và khử trùng, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm nhờ các chuyên gia giúp đỡ.

Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, hơn 70 con lợn con lại lần lượt chết, khiến Tần Anh Lâm như kiến bò trên chảo nóng. May mắn thay, sau ba ngày, các chuyên gia đã phát hiện ra vấn đề: đó là "bệnh giả dại". Cuối cùng, với sự giúp đỡ của cục chăn nuôi tỉnh, Tần Anh Lâm đã mua vắc xin từ một công ty thuốc thú y ở Cáp Nhĩ Tân, ngăn hơn 2.000 con lợn sống bị xóa sổ một lần nữa.

Mặc dù con đường trải qua nhiều khúc quanh, nhưng cuối cùng Tần Anh Lâm cũng vượt qua được toàn bộ.

Là một "sinh viên đại học nuôi lợn", Tần Anh Lâm được chính quyền thành phố Nam Dương đánh giá cao, vì vậy, ông đã vay ngân hàng 1,5 triệu tệ và nuôi thêm 10.000 con lợn, bắt đầu chăn nuôi quy mô lớn.

Ông cũng đã từng đến các trang trại và trạm thú y ở Mỹ, Pháp, Brazil và các nước khác để học hỏi các phương pháp quản lý và chăn nuôi tiên tiến. Dưới sự quản lý cẩn thận của Tần Anh Lâm, đến năm 1999, trang trại lợn đã lên tới 100.000 con.

4. Chất lượng là trên hết: hãy nuôi heo như con

Tần Anh Lâm thường nhắn nhủ các nhân viên: "Chất lượng là cuộc sống của chúng ta, nuôi lợn trước hết nên nuôi lương tâm".

Để những con lợn được uống nước suối tự nhiên và tinh khiết, Tần Anh Lâm đã xây dựng trang trại lợn bên cạnh những nguồn nước trong và cho chúng ăn bột đậu nành và lúa mì chất lượng cao của địa phương.

Để đo lường loại thức ăn nào phù hợp hơn với sự tăng trưởng của lợn, Tần Anh Lâm đã thiết kế 32 loại công thức thức ăn theo 6 loại cho lợn ở các trạng thái khác nhau như lợn con, lợn vỗ béo, lợn nái mang thai và lợn nái đang cho con bú.

Để giữ tâm trạng vui vẻ cho đàn lợn, Tần Anh Lâm còn cho lợn ngủ trên giường lò xo, mở rộng mỗi chuồng lợn để chúng có thể đi lại hai lần sau khi ăn no, để chất lượng thịt chắc hơn.

Ông còn thực hiện rất nhiều phương pháp giữ vệ sinh cho trang trại.

Sở dĩ ông bỏ nhiều tâm huyết chăn nuôi lợn như thế là vì ông muốn lợn có chất lượng thịt tốt mà không cần dùng các thực phẩm hóa học có hại cho cơ thể con người để vỗ béo lợn.

Đến năm 2005, trang trại lợn Muyuan đã sản xuất 200.000 con lợn sống mỗi năm và tài sản cá nhân của Tần Anh Lâm đã vượt quá 100 triệu nhân dân tệ.

Tỷ phú nuôi heo giàu nhất Trung Quốc: Từ chối đường trải thảm đỏ, sẵn sàng từ chức, mặc kệ chế giễu, thành công nhờ triết lý “nuôi heo như con” - Ảnh 2.

 

5. Kinh doanh thành thật: giữ vững đạo nghĩa, được người hỗ trợ

Sở dĩ sau này Muyuan có thể tiếp tục phát triển với tốc độ cao, ngoài chất lượng tuyệt vời, con giống khoa học, đằng sau đó còn có rất nhiều sự hỗ trợ về vốn. Tất nhiên, sự hỗ trợ này là nhờ vào phẩm chất của Tần Anh Lâm.

Năm 2006, ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc đã tiến hành cải cách cổ phiếu niêm yết. Vào thời điểm đó, Muyuan có một khoản vay bằng cổ phiếu trị giá 25,4 triệu nhân dân tệ tại ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc, khoản vay này có thể được miễn sau khi hoàn tất các thủ tục. Nhưng Tần Anh Lâm kiên quyết lập kế hoạch trả khoản vay.

Vào thời điểm đó, nhiều người gọi ông ấy là kẻ ngốc, nhưng Tần Anh Lâm không đồng ý: "Số tiền cho vay này thuộc về nhà nước và tôi phải hoàn trả. Những gì chúng tôi gánh vác là trách nhiệm chứ không phải gánh nặng".

6. Cuối cùng

Trong những năm đầu, khi Muyuan mới trở thành một doanh nghiệp nổi tiếng ở Hà Nam, nhiều người đã khuyên Tần Anh Lâm phát triển theo hướng đa dạng. Vào thời điểm đó, quả thực có nhiều ngành lãi hơn chăn nuôi lợn.

Nhưng Tần Anh Lâm không động lòng, anh chỉ muốn tập trung chăn lợn thật tốt, như vậy là đủ rồi.

Chính sự tận tâm và kiên trì đã giúp Muyuan trở thành đế chế chăn nuôi lợn với giá trị thị trường gần 300 tỷ nhân dân tệ như hiện nay.

Nguồn: Tỷ phú nuôi heo giàu nhất Trung Quốc: Từ chối đường trải thảm đỏ, sẵn sàng từ chức, mặc kệ chế giễu, thành công nhờ triết lý “nuôi heo như con” -  Trí Thứuc Trẻ

Trần Anh

Link nội dung: https://dulichnghiduong.vn/ty-phu-nuoi-heo-giau-nhat-trung-quoc-tu-choi-duong-trai-tham-do-san-sang-tu-chuc-mac-ke-che-gieu-thanh-cong-nho-triet-ly-nuoi-heo-nhu-con-a24435.html