Nói về miền Tây là nói về vùng đồng bằng trù phú với kênh rạch, sông nước, với cây dừa trồng khắp lối đi. Từ xa xưa, cây dừa đã là hình ảnh quen thuộc, xuất hiện trong những ngày trọng đại nhất của đời người, đó là nét văn hoá độc đáo không lẫn vào đâu được.
Thay vì kết cổng cưới bằng hoa tươi, vải lụa, bóng bay như các nơi khác, người miền Tây chọn chất liệu là lá dừa để tạo thành chiếc cổng cưới xanh mướt.
Những chiếc cổng cưới này hoàn toàn thủ công, đòi hỏi sự tỉ mỉ và con mắt nghệ thuật của người làm. Với những cổng cưới long phượng hoặc các bông hoa cầu kỳ, không phải ai cũng làm được.
Để tạo nên chiếc cổng đẹp thì phải kể đến giai đoạn lựa chọn nguyên phụ kiện, chọn lựa những tàu lá dừa phải tươi và đẹp mắt.
Chất liệu bằng lá dừa cũng thể hiện sự thân thiện với môi trường. Những chiếc lá được khéo léo đan xếp vào nhau, gần gũi và giản dị, hòa hợp cùng thiên nhiên như chính tính cách con người ở đây.
Lâu dần thành truyền thống văn hoá, khi có gia đình nào tổ chức đám cưới, gia đình sẽ cùng trang trí cổng dừa. Có khi là người thân, họ hàng, bạn bè, chòm xóm cùng xúm lại mỗi người một tay, có khi là đội ngũ chuyên nghiệp. Dù như thế nào, chiếc cổng dừa cất lên cũng chứa đựng tâm huyết cho một hôn nhân viên mãn.
Theo êkíp tổ chức lễ cưới, cô dâu Tú Trinh là con gái của đại gia Sóc Trăng chuyên kinh doanh thủy hải sản, thức ăn gia súc, bất động sản có tiếng tại địa phương. Cha mẹ cô dâu tặng con gái 10 tỷ đồng tiền mặt, 20 cây vàng, một xe ôtô BMW trị giá ba tỷ đồng cùng nhiều trang sức bằng vàng, kim cương. Với gia thế như vậy, chuyện trang trí chiếc cổng cưới đắt tiền cũng không có gì lạ.
Với người từ nơi khác chứng kiến cổng hoa đặc biệt củ đám cưới miền quê sẽ vô cùng thích thú và không thể quên được những điều bình dị của mảnh đất phù sa này.
Min Hy
Link nội dung: https://dulichnghiduong.vn/xuyt-xoa-cong-cuoi-la-dua-dam-chat-mien-tay-cua-dam-cuoi-trieu-do-o-soc-trang-a23949.html