Chỉ cần để tâm quan sát một chút là thấy được, người giàu đang ngày một giàu lên, trong khi người nghèo lại càng ngày càng lam lũ. Tại sao lại vậy?
Thật ra, mấu chốt của vấn đề nằm ở ba điểm sau đây:
1. Khác biệt trong tư duy về đầu tư
Một người có thể giàu có như vậy, tiền bạc của cải từ đâu mà có? Do điều kiện gia đình hơn hẳn những người khác, có mối quan hệ xã hội hay được tiếp cận nguồn vốn dồi dào?
Những điều trên không sai. Tuy nhiên, điểm mà mọi người thường bỏ qua chính là phương thức tư duy - thứ làm nên sự khác biệt hoàn toàn giữa người giàu và người nghèo.
Cùng đứng trước thị trường chứng khoán, người nghèo có thể chọn một mã mà họ cho là tốt, sau đó dốc hết tiền bạc của mình vào đó. Người giàu chưa chắc đã làm như vậy; họ sẽ suy nghĩ, phân tích thật rõ từng loại cổ phiếu, sau đó đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình.
Chìa khóa ở đây là "không bỏ hết trứng vào một giỏ". Đừng bao giờ ôm mộng tưởng làm giàu chỉ sau một đêm rồi liều mạng.
Thị trường chứng khoán có rất nhiều rủi ro, nên việc đầu tư phải hết sức cẩn trọng. Chúng ta phải học hỏi, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, những nhà đầu tư có kiến thức và kinh nghiệm. Khoảnh khắc ta ngừng học hỏi cũng là lúc ta bắt đầu thất bại.
2. Thói quen tiêu dùng khác nhau
Người giàu càng chơi càng giàu, trong khi người nghèo tuy ngày càng bận rộn nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Nguyên nhân là vì thói quen tiêu dùng của người giàu và người nghèo khác nhau.
Dù dư tiền hay không, người giàu sẽ vẫn luôn dùng tiên của mình một cách có ý nghĩa, chẳng hạn như đầu tư chứng khoán, tham gia các khóa học, tập thể dục, mua sách vở… Nhưng người nghèo thì sao? Dù được trả lương hàng nghìn USD mỗi tháng, nhiều người lại dùng tiền để mua những thứ hàng hóa xa xỉ mà chẳng đem lại lợi ích gì.
Chính từ thói quen tiêu dùng này, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng cách biệt. Muốn giàu có, phải có tư duy tiêu dùng của người giàu. Ta chỉ nên mua những thứ thực sự có giá trị với bản thân mình, không chi tiền cho những thứ xa hoa vô ích. Cứ giữ thói quen tiêu dùng của kẻ nghèo, dù có nằm trên núi vàng cũng không đủ tiêu.
3. Khác biệt trong việc ưu tiên đầu tư cho bản thân
Đã là người sống trên đời, không ai là không chú trọng vào việc định hình bản thân mình. Đây cũng là điểm khác nhau giữa người giàu và người nghèo; hai giới có những ưu tiên khác nhau.
Trong khi người giàu thích nâng cao trình độ bản thân, cả về kiến thức và kỹ năng, người nghèo lại ít khi làm vậy. Họ dành nhiều thời gian hơn vào các hoạt động đem lại niềm vui, khoái lạc nhất thời như giải trí và vui chơi.
Người giàu và người nghèo thường làm gì sau khi tan sở? Người giàu thường đi gặp gỡ những người giỏi hơn mình, học hỏi thêm những kỹ năng mới. Người nghèo lại đến các tụ điểm giải trí, bù khú nhậu nhẹt với bạn bè và đồng nghiệp đến hết ngày. Đó là lý do tại sao người nghèo vẫn cứ nghèo, dù lúc nào cũng trông rất bận rộn.
(Theo Zhihu)
Linh Hân