Hermès đã đệ đơn kiện Mason Rothschild lên Tòa án Quận phía Nam của New York vào ngày 14/ 1/2022. Rothschildlà người tạo ra bản thiết kế kĩ thuật số dưới dạng NFT với một loạt túi lông đầy màu sắc "MetaBirkins" có hình dạng chiếc túi Birkins, trong đó với một chiếc kiếm được 42.000 USD.
MetaBirkins ban đầu được phát hành ngày 2 tháng 12, trên các nền tảng như Twitter và Discord, diễn đàn trò chuyện phổ biến với các game thủ và cộng đồng tiền điện tử. Mỗi chiếc được bán và nhận về bằng tiền ETH, tiền điện tử có nguồn gốc từ chuỗi khối Ethereum. Rothschild đã bán NFT trị giá 230 ETH trênOpenSea – thị trường NFT lớn nhất thế giới.
Hermès cáo buộc Rothschild trục lợi từ nhãn hiệu Birkin
Hermès đã có phản ứng khá gay gắt khi đâm đơn kiện lên Tòa án Quận phía Nam, New York bằng một đơn khiếu nại dài 47 trang, cho rằng Rothschild Mason đang "chiếm đoạt thương hiệu Birkins để sử dụng trong việc tạo dựng, tiếp thị, buôn bán và tạo điều kiện cho việc trao đổi tài sản kỹ thuật số".
Cụ thể, BST túi xách mang tên MetaBirkins của nam nghệ sĩ là những chiếc túi ảo nhiều màu sắc, làm từ chất liệu lông, có hình dáng tương tự Birkin trứ danh của Hermès ngoài đời thực.
Hermès Birkin là chiếc túi xa xỉ và danh tiếng, được công ty giới thiệu vào những năm 1980.Nhãn hàng cho rằng anh ta là 'một nhà đầu cơ kỹ thuật số đang tìm cách làm giàu nhanh chóng' và cáo buộc rằng anh ta 'chỉ đơn giản là gạt Hermès'.
Sau khi “MetaBirkin" ra mắt NFT, chiếc đầu tiên được bán vào ngày 3 tháng 12 với giá 42.000 đô la, Hermès tuyên bố rằng họ đã thông báo cho cả Rothschild và nền tảng NFT OpenSea vào ngày 16 tháng 12 năm 2021 về “sự vi phạm trắng trợn tài sản trí tuệ [của nó]” bởi Rothschild.
Giữa tháng 12 năm ngoái, Hermès phát biểu với tờ Financial Times: “Những NFT này vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu của Hermès và là một ví dụ về các sản phẩm Hermès giả mạo trong metaverse”.
Trong đơn khiếu nại, Hermés còn cáo buộc các hoạt động của Rothschild xung quanh những chiếc túi kỹ thuật số đã gây ra thiệt hại cho nhãn hiệu Birkin, đồng thời tuyên bố “chức danh ‘nghệ sĩ’ không có nghĩa là được quyền sử dụng một sản phẩm tương tự với nhãn hiệu Birkin đã nổi tiếng”. Trong cáo buộc trong cũng cho rằng cách làm của Rothschild là “được tính toán để đánh lừa người tiêu dùng”.
Mason Rothschild cho rằng mình không vi phạm
Mason Rothschild tạo ra 100 mẫu túi Birkin đầy màu sắc dưới dạng kỹ thuật số NFT và đặt tên cho tác phẩm nghệ thuật của mình là “MetaBirkins”. Sau đó, anh ấy đã bán trực tuyến các tác phẩm nghệ thuật này dưới dạng NFT trên OpenSea.
Tất cả chúng đều có thiết kế và hình dạng tương tự của Birkin, nhưng anh làm chúng với các màu sắc và hoa văn khác nhau, chủ yếu là bằng lông thú.Rothschild khẳng định rằng đó là tác phẩm được bảo vệ theo Tu chính án thứ nhất và so sánh NFT của anh ấy với các bức tranh nghệ thuật đại chúng của Andy Warhol về lon Súp của Campbell.
Các phiên bản NFT này sau đó đã bị xóa khỏi nền tảng kỹ thuật số OpenSea, sau khi Hermès lên tiếng. Rothschild đã phát hành những bức thư công khai bày tỏ sự không đồng tình với lập trường của Hermès và OpenSea.
Rothschild đã làm như vậy một lần nữa Instagram bằng cách đăng thư ngỏ có nội dung rằng thương hiệu không "hiểu NFT là gì, hoặc những gì NFT làm", cũng nói thêm rằng ông "sẽ không bị đe dọa."
Một bức thư Rothschild gửi Hermès. Ảnh: Instagram
Trong bối cảnh Hermès đang kiện, Rothschild vẫn tiếp tục quảng bá chúng thông qua trang web của mình, đồng thời lưu ý trong một tuyên bố với Business of Fashion rằng các tác phẩm của ông là “tác phẩm nghệ thuật” (artworks).
Đứng trước những cáo buộc trên, nam nghệ sĩ phản kháng gay gắt. Anh cho biết: "Tôi không sản xuất túi xách giả. Tôi sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật... Tu chính án 1 Hiến pháp Mỹ cho tôi quyền sản xuất và bán tác phẩm nghệ thuật mô phỏng túi xách của Hermès!".
Hermès hay Rothschild sẽ thắng kiện?
Trước các phản ứng của Hermès, Rothschild còn cập nhật trang web thêm tuyên bố từ chối trách nhiệm, nêu rõ: “Chúng tôi không liên kết, liên kết, ủy quyền, xác nhận hoặc theo bất kỳ cách nào được kết nối chính thức với HERMÈS, hoặc bất kỳ công ty con hoặc chi nhánh nào của HERMÈS. Trang web chính thức của HERMÈS có thể được tìm thấy tại www.Hermès.com. ”
Hermès tuyên bố từ chối trách nhiệm trên tất cả các kênh khác mà NFT được quảng cáo và / hoặc bán. Hãng cho rằng hành động cập nhật thông tin của Rothschild thực sự khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn, vì nó “sử dụng quá mức dấu HERMÈS ba lần” và cũng “liên kết không cần thiết đến trang web của Hermès và viết hoa nhãn hiệu HERMÈS,” do đó, tạo ra “ấn tượng khó hiểu đối với người tiêu dùng về việc Hermès tài trợ cho MetaBirkins NFTs và trang web MetaBirkins.”
Ngoài ra, nếu Rothschild bị tòa án yêu cầu làm cho các NFT MetaBirkins không thể truy cập được, điều này chắc chắn sẽ đặt ra câu hỏi liên quan đến chủ sở hữu cá nhân của các NFT bị cáo buộc vi phạm.
“Trừ khi bị tòa án này ra lệnh,” Hermès tuyên bố rằng Rothschild “sẽ tiếp tục quảng cáo và bán NFT dưới thương hiệu MetaBirkins, xây dựng một công ty cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ ảo dưới thương hiệu MetaBirkins và cuối cùng, chặn trước khả năng cung cấp của Hermès các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường ảo được liên kết duy nhất với Hermès và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của Hermès. ”
Đến nay, vấn đề bản quyền NFT vẫn đang gây tranh cãi. MetaBirkins có đang thu lợi dựa trên tên tuổi và hình ảnh của chiếc túi huyền thoại Birkin? Nếu Hermés thắng kiện, điều này có thể sẽ bổ sung thêm vào các điều luật về quyền sở hữu trí tuệ mà các thương hiệu và người sáng tạo phải đối mặt, khi những NFT đang sinh sôi và thị trường ảo đang phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây.
Trước đó, theo Vougue Business, NFT “Baby Birkin”- hình ảnh của một em bé lớn lên trong chiếc túi Hermès Birkin đã được bán trong một cuộc đấu giá Basic.Space với giá tương đương 23.500 USD. NFT này được tạo ra bởi Mason Rothschild và Eric Ramirez, giá bán của nó thấp hơn giá ước tính 9.500 đô la của chiếc 25 cm “Birkins baby” do Hermès bán. Mặc dù NFT mượn tên và phong cách Birkin, Hermès không có mối liên hệ lẫn không có doanh thu từ việc bán hàng lần này.
Năm 2014, thương hiệu lừng danh nước Pháp này từng bị nhãn hàng có tên Playnomore trắng trợn đạo nhái mẫu thiết kế và bán với giá rẻ. Không chỉ vậy, Playnomore còn ngang nhiên treo slogan "Fake For Fun" (tạm dịch: Nhái cho vui).
Vụ kiện kinh điển liên quan đến NFT giữa Hermès và Mason Rothschild vẫn đang được giới thời trang lẫn công nghệ đặc biệt quan tâm.
Little Scarlet